Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm về ngành và lĩnh vực có liên quan?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm về ngành và lĩnh vực có liên quan?
- Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch chủ trì cuộc họp Hội đồng không?
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm về ngành và lĩnh vực có liên quan?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 228/QĐ-BKHĐT năm 2023) quy định về tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
1. Thành viên Hội đồng quản lý đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Là công chức hoặc viên chức;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ và chức trách được giao;
c) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật;
d) Có trình độ từ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao;
đ) Có kinh nghiệm từ 03 năm trở lên trong ngành hoặc lĩnh vực liên quan;
e) Đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ 05 năm đối với công chức, viên chức; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định;
g) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
h) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không là người đứng đầu nhưng phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải có ít nhất từ 03 năm kinh nghiệm trở lên về ngành và lĩnh vực có liên quan.
Ngoài yêu cầu về kinh nghiệm, cá nhân còn cần phải đáp ứng thêm các yêu cầu theo quy định pháp luật nêu trên để có thể được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm về ngành và lĩnh vực có liên quan? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN quy định về thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản lý
1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý của tổ chức khoa học và công nghệ công lập quyết định.
2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định trên thì việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý sẽ do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý của tổ chức khoa học và công nghệ công lập quyết định.
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch chủ trì cuộc họp Hội đồng không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản lý
...
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Điều hành Hội đồng quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
b) Tổ chức việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
c) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hằng năm, hằng quý của Hội đồng quản lý; lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý.
d) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý; ủy quyền cho Phó chủ tịch chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý trong trường hợp vắng mặt; chỉ đạo chuẩn bị các chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý.
đ) Ký các văn bản của Hội đồng quản lý.
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật hoặc theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Như vậy, trong trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 23/2024 quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của Bộ Công Thương từ 1/1/2025 ra sao?
- Nghị định 72/2024 về giảm 2% thuế GTGT đến khi nào? Năm 2025 có tiếp tục giảm 2% thuế GTGT không?
- Thời hạn thực hiện các bước trong quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC tại cơ quan thuế?
- Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới?
- Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS và THPT năm học 2024 2025 hay, chọn lọc?