Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động phải có trình độ thế nào?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động phải có trình độ thế nào?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động có nhiệm vụ quyền hạn gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động bị miễn nhiệm khi có bao nhiêu % tổng số thành viên kiến nghị?
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động phải có trình độ thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 07/2024/TT-BLĐTBXH về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý
1. Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 14 Thông tư này.
2. Có năng lực quản lý và đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.
Dẫn chiếu đến Điều 14 Thông tư 07/2024/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
1. Là công chức hoặc viên chức. Trong trường hợp thành viên Hội đồng quản lý là đại diện của tổ chức có lợi ích liên quan thì không bắt buộc phải là công chức hoặc viên chức.
2. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có uy tín, có đủ sức khỏe để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Không đang trong thời gian khởi tố, truy tố, điều tra xét xử, chấp hành quyết định kỷ luật, không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 82 Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Điều 56 Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; khoản 17 Điều 1 và khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019.
4. Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.
5. Đối với công chức, viên chức được bổ nhiệm lần đầu làm thành viên Hội đồng quản lý phải còn tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ đủ 60 tháng tính từ thời điểm bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
6. Không phải là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, anh, chị, em ruột của bên vợ (chồng) hoặc vợ hoặc chồng hoặc là con đẻ, con nuôi của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động phải có trình độ thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 07/2024/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
- Điều hành Hội đồng quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2024/TT-BLĐTBXH;
- Tổ chức việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hàng năm, hàng quý của Hội đồng quản lý; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý;
- Triệu tập, chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý; chỉ đạo chuẩn bị các chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý và tổ chức bỏ phiếu tại cuộc họp;
- Ký các văn bản của Hội đồng quản lý;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động bị miễn nhiệm khi có bao nhiêu % tổng số thành viên kiến nghị?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Thông tư 07/2024/TT-BLĐTBXH về trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý
1. Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân tự nguyện xin thôi tham gia Hội đồng quản lý;
b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao;
c) Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm;
d) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
đ) Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm công việc được giao; bị kỷ luật khiển trách hai lần trong cùng thời hạn bổ nhiệm hoặc có hai năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
e) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm những điều đảng viên không được làm, vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và đơn vị nơi công tác;
g) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, Nhà nước đến mức phải miễn nhiệm;
h) Có các vi phạm khác đã quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
i) Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác hoặc được cấp có thẩm quyền bố trí công tác khác không phù hợp với cơ cấu Hội đồng quản lý theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
...
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động bị miễn nhiệm khi có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?