Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải có được hưởng phụ cấp chức vụ hay không?
- Để được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải thì cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì?
- Chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải sẽ do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải có được hưởng phụ cấp chức vụ hay không?
Để được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải thì cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 05/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Tiêu chuẩn của Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản lý
1. Thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Là công chức hoặc viên chức và đủ tuổi công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc;
c) Không trong thời gian thi hành kỷ luật;
d) Có trình độ từ đại học trở lên;
đ) Có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn hoặc quản lý;
e) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập;
g) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này và tiêu chuẩn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo quy định trên thì để được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải thì cá nhân cần đáp ứng tiêu chuẩn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các tiêu chuẩn sau:
(1) Là công chức hoặc viên chức và đủ tuổi công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ;
(2) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc;
(3) Không trong thời gian thi hành kỷ luật;
(4) Có trình độ từ đại học trở lên;
(5) Có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn hoặc quản lý;
(6) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập;
(7) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý.
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải có được hưởng phụ cấp chức vụ hay không? (Hình từ Internet)
Chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải sẽ do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 05/2018/TT-BGTVT quy định về việc việc bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý
1. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý do Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm.
2. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý là 05 (năm) năm.
3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý sẽ do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền mà mình quản lý.
Người đảm nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải sẽ có nhiệm kỳ là 05 năm.
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải có được hưởng phụ cấp chức vụ hay không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 05/2018/TT-BGTVT quy định về cơ chế hoạt động của Hội đồng như sau:
Cơ chế hoạt động
1. Hội đồng quản lý họp định kỳ ít nhất 03 tháng một lần và họp đột xuất khi cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự.
2. Quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của Hội đồng quản lý đồng ý.
3. Hội đồng quản lý được sử dụng bộ máy giúp việc và con dấu của đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
4. Chủ tịch Hội đồng quản lý được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; phụ cấp cho các thành viên khác trong Hội đồng quản lý được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý, phụ cấp chức vụ của Chủ tịch và phụ cấp cho các thành viên (nếu có) được tính trong chi phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
5. Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản lý được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Kinh phí để chi phụ cấp chức vụ cho Chủ tịch Hội đồng quản lý được tính trong chi phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?