Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước có thể bị bãi nhiệm theo đề nghị của thành viên Hội đồng không?
- Để được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước có thể bị bãi nhiệm theo đề nghị của thành viên Hội đồng không?
Để được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Tại Điều 9 Thông tư 39/2018/TT-NHNN quy định về điều kiện để được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý
1. Thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Là công chức hoặc viên chức và đủ tuổi công tác ít nhất một nhiệm kỳ đối với bổ nhiệm lần đầu. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý xem xét, quyết định;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận chức vụ;
c) Không trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, không trong thời gian bị thi hành kỷ luật; không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật;
d) Có trình độ từ đại học trở lên;
đ) Không phải là cha/mẹ vợ, cha/mẹ chồng, vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập;
e) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và tiêu chuẩn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý.
Theo quy định trên thì để được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước thì cá nhân cần đáp ứng tiêu chuẩn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý.
Bên cạnh đó, cá nhân còn cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
(1) Là công chức hoặc viên chức và đủ tuổi công tác ít nhất một nhiệm kỳ đối với bổ nhiệm lần đầu. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý xem xét, quyết định;
(2) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận chức vụ;
(3) Không trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, không trong thời gian bị thi hành kỷ luật; không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật;
(4) Có trình độ từ đại học trở lên;
(5) Không phải là cha/mẹ vợ, cha/mẹ chồng, vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập;
(6) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý.
Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước có thể bị bãi nhiệm theo đề nghị của thành viên Hội đồng không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 39/2018/TT-NHNN quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý
1. Phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý.
2. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý.
3. Ký ban hành các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản lý; giám sát việc thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản lý và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
4. Ủy quyền bằng văn bản cho 01 thành viên Hội đồng quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý khi Chủ tịch Hội đồng quản lý vắng mặt.
5. Lãnh đạo, điều hành Hội đồng quản lý hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này và quy định pháp luật.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản lý sẽ có một số nhiệm vụ và quyền hạn như phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý; triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý,...và một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước có thể bị bãi nhiệm theo đề nghị của thành viên Hội đồng không?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 39/2018/TT-NHNN quy định về trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý bị bãi nhiệm như sau:
Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
1. Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý đương nhiên không còn là thành viên Hội đồng quản lý khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;
b) Bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực của pháp luật.
2. Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý được miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chuyển công tác khác;
b) Không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao;
c) Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi giữ chức vụ và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
3. Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý bị bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản.
4. Hội đồng quản lý có trách nhiệm xem xét, quyết nghị việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý và gửi hồ sơ đề nghị đến cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản lý sẽ bị bãi nhiệm nếu có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?