Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ quyền hạn nào? Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng là bao nhiêu năm?
Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ quyền hạn nào?
Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Theo Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 600/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khoa học
1. Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hội đồng khoa học theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
2. Phân công, ủy quyền cho Thành viên thường trực thực hiện công việc theo thẩm quyền; Chỉ đạo Thư ký Hội đồng khoa học chuẩn bị nội dung, chương trình các phiên họp của Hội đồng; chỉ đạo các thành viên khác trong Hội đồng thực hiện công việc theo thẩm quyền.
3. Triệu tập, chủ trì các phiên họp của Hội đồng khoa học; kết luận và ký văn bản kết luận về những vấn đề thảo luận tại các phiên họp của Hội đồng khoa học.
5. Duyệt, ký các báo cáo, kiến nghị của Hội đồng khoa học;
6. Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng khoa học trước Viện trưởng VKSND tối cao.
Căn cứ quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
- Phân công, ủy quyền cho Thành viên thường trực thực hiện công việc theo thẩm quyền;
- Chỉ đạo Thư ký Hội đồng khoa học chuẩn bị nội dung, chương trình các phiên họp của Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao; chỉ đạo các thành viên khác trong Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện công việc theo thẩm quyền.
- Triệu tập, chủ trì các phiên họp của Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao; kết luận và ký văn bản kết luận về những vấn đề thảo luận tại các phiên họp của Hội đồng khoa học.
- Duyệt, ký các báo cáo, kiến nghị của Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng khoa học trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao là bao nhiêu năm?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 600/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng khoa học
1. Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng khoa học là 05 năm.
2. Số lượng thành viên Hội đồng khoa học không quá 19 người, do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học.
3. Trong trường hợp cần thiết Viện trưởng VKSND tối cao có thể quyết định thay đổi, bổ sung số lượng và nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng khoa học theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng khoa học.
Căn cứ trên quy định nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 05 năm.
Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể quyết định thay đổi, bổ sung số lượng và nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng khoa học theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng khoa học.
Chủ tịch Hội đồng khoa học có thể mời các nhà khoa học ngoài ngành Kiểm sát nhân dân tham gia phiên họp Hội đồng hay không?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 600/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Phiên họp Hội đồng khoa học
1. Hội đồng khoa học họp định kỳ 06 tháng/01 lần. Các phiên họp định kỳ phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng khoa học tham dự.
2. Phiên họp đột xuất của Hội đồng khoa học được triệu tập theo quyết định của Chủ tịch và phải có trên 1/2 số thành viên của Hội đồng khoa học tham dự.
3. Viện trưởng VKSND tối cao tham dự phiên họp của Hội đồng khoa học khi thấy cần thiết.
4. Tùy thuộc vào nội dung chương trình phiên họp, Chủ tịch Hội đồng khoa học có thể quyết định mời các nhà khoa học trong và ngoài ngành KSND tham gia phiên họp.
5. Nội dung phiên họp, các tài liệu liên quan đến phiên họp của Hội đồng khoa học phải được thông báo hoặc chuyển cho các Thành viên chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày họp, trừ trường hợp đột xuất.
6. Hội đồng khoa học thảo luận dân chủ, tập thể, công khai, quyết định theo đa số về những vấn đề thuộc nội dung phiên họp và những vấn đề do Chủ tịch Hội đồng khoa học nêu ra hoặc do các Thành viên đề nghị và được Chủ tịch Hội đồng khoa học chấp thuận.
Chủ tịch Hội đồng khoa học chủ trì thảo luận và kết luận tại phiên họp. Đối với những vấn đề phức tạp còn nhiều ý kiến khác nhau, Hội đồng khoa học tiến hành biểu quyết. Những vấn đề được biểu quyết đạt trên 2/3 số phiếu của thành viên có mặt hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng được coi là ý kiến chính thức của Hội đồng khoa học. Các ý kiến khác được bảo lưu, ghi vào biên bản cuộc họp.
Căn cứ trên quy định tùy thuộc vào nội dung chương trình phiên họp, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể quyết định mời các nhà khoa học ngoài ngành Kiểm sát nhân dân tham gia phiên họp Hội đông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?