Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa là người chịu trách nhiệm về kết luận giám định của Hội đồng Giám định y khoa đúng không?
- Thành viên của Hội đồng Giám định y khoa gồm những ai?
- Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa chịu trách nhiệm về kết luận giám định của Hội đồng Giám định y khoa đúng không?
- Phó Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
- Ủy viên Chuyên môn và Ủy viên Thường trực Hội đồng Giám định y khoa có nhiệm vụ gì?
Thành viên của Hội đồng Giám định y khoa gồm những ai?
Thành viên của Hội đồng Giám định y khoa gồm những người được quy định tại Điều 8, 9, 10 Thông tư 01/2023/TT-BYT (Có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) như sau:
- Chủ tịch Hội đồng
- Phó Chủ tịch Hội đồng
- Ủy viên thường trực và Ủy viên chuyên môn Hội đồng
Trước đây, theo Điều 22 Thông tư 52/2016/TT-BYT, Điều 23 Thông tư 52/2016/TT-BYT, Điều 24 Thông tư 52/2016/TT-BYT (Hết hiệu lực từ ngày 15/04/2023) thành viên của Hội đồng Giám định y khoa bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa;
- Phó Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa;
- Ủy viên Chuyên môn và Ủy viên Thường trực Hội đồng Giám định y khoa.
Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa chịu trách nhiệm về kết luận giám định của Hội đồng Giám định y khoa đúng không?
Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa chịu trách nhiệm về kết luận giám định của Hội đồng Giám định y khoa đúng không, thì theo Điều 8 Thông tư 01/2023/TT-BYT (Có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
1. Chủ trì, điều hành phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì, điều hành phiên họp trong trường hợp không thể tham gia phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa. Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản và chỉ được ủy quyền cho Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng không được ủy quyền cho Phó Chủ tịch chuyên môn của Hội đồng điều hành phiên họp.
2. Cùng các thành viên trong Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong phiên họp mà mình tham dự.
3. Ký Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa, Biên bản giám định y khoa trong phiên chủ trì điều hành theo quy định.
4. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến về nội dung liên quan đến giám định y khoa được ghi nhận trong Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa.
5. Chủ trì giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên họp Hội đồng giám định y khoa.
6. Chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến giám định y khoa theo đề nghị của Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Giám định y cùng các thành viên trong Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong phiên họp mà mình tham dự.
Trước đây, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa được quy định tại Điều 22 Thông tư 52/2016/TT-BYT (Hết hiệu lực từ ngày 15/04/2023) như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
1. Chủ trì, điều hành phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì, điều hành phiên họp trong trường hợp không thể tham gia phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK.
2. Kết luận giám định của từng đối tượng giám định trên cơ sở ý kiến thống nhất của ít nhất 2/3 số thành viên chính thức có mặt tham dự phiên họp của Hội đồng GĐYK.
3. Cùng các thành viên trong Hội đồng GĐYK chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà cá nhân tham dự.
4. Ký Sổ họp Hội đồng GĐYK, Biên bản GĐYK trong phiên chủ trì điều hành.
5. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến về nội dung liên quan đến GĐYK được ghi nhận trong Sổ họp Hội đồng GĐYK để Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thực hiện hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
6. Chủ trì giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên họp Hội đồng GĐYK.
7. Chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến GĐYK theo đề nghị của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa sẽ cùng các thành viên trong Hội đồng GĐYK chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà cá nhân tham dự.
Phó Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Phó Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2023/TT-BYT (Có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Phó Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa chủ trì, điều hành phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa khi được Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa trong phiên họp Hội đồng giám định y khoa được ủy quyền.
2. Cùng các thành viên trong Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong phiên họp mà mình tham dự.
3. Ký Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa trong phiên họp mà cá nhân tham dự; ký Biên bản giám định y khoa khi được ủy quyền chủ trì điều hành phiên họp Hội đồng.
4. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến về nội dung liên quan đến giám định y khoa; ý kiến bảo lưu phải được ghi nhận đầy đủ trong Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa.
5. Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên họp Hội đồng giám định y khoa theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa.
6. Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến giám định y khoa theo đề nghị của Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa.
Như vậy, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa có nhiệm vụ, quyền hạn như như trên.
Trước đây, nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa được quy định tại Điều 23 Thông tư 52/2016/TT-BYT (Hết hiệu lực từ ngày 15/04/2023) như sau:
- Điều hành họp hội chẩn chuyên môn và hội chẩn chuyên khoa (nếu có).
- Chủ trì, điều hành phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK khi được Chủ tịch Hội đồng GĐYK ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng GĐYK trong phiên họp Hội đồng GĐYK được ủy quyền.
- Chịu trách nhiệm về hồ sơ khám GĐYK.
- Chịu trách nhiệm chính về kết luận chuyên môn, nghiệp vụ GĐYK của Hội đồng GĐYK và cùng các thành viên trong Hội đồng GĐYK chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà cá nhân tham dự.
- Ký Sổ họp Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà cá nhân tham dự; ký Biên bản GĐYK khi được ủy quyền chủ trì điều hành phiên họp Hội đồng.
- Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến về nội dung liên quan đến GĐYK được ghi nhận trong sổ họp Hội đồng GĐYK để Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thực hiện hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
- Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên họp Hội đồng GĐYK theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng GĐYK.
- Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến GĐYK theo đề nghị của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
- Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, Phó Chủ tịch Chuyên môn của Hội đồng GĐYK tỉnh có trách nhiệm chính về bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để khám chuyên khoa cho các đối tượng giám định và tham dự phiên họp hội chẩn chuyên môn, hội chẩn chuyên khoa, phiên họp kết luận của Hội đồng (không chủ trì, điều hành phiên họp kết luận của Hội đồng).
Ủy viên Chuyên môn và Ủy viên Thường trực Hội đồng Giám định y khoa có nhiệm vụ gì?
Ủy viên Chuyên môn và Ủy viên Thường trực Hội đồng Giám định y khoa có nhiệm vụ được quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2023/TT-BYT (Có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) như sau:
Ủy viên thường trực và Ủy viên chuyên môn Hội đồng
1. Chịu trách nhiệm về kết quả khám giám định do mình thực hiện và cùng các thành viên trong Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong phiên họp mà mình tham dự.
2. Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng giám định y khoa theo đề nghị của Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa. Trường hợp không tham dự được phải có văn bản báo cáo Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng.
3. Ký Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa trong phiên họp mà người đó tham dự.
4. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến cá nhân về nội dung có liên quan đến khám giám định chuyên khoa được ghi nhận trong Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa.
5. Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên họp Hội đồng giám định y khoa theo yêu cầu của người chủ trì điều hành phiên họp Hội đồng giám định y khoa.
6. Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến giám định y khoa theo đề nghị của Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng.
Trước đây, theo Điều 24 Thông tư 52/2016/TT-BYT (Hết hiệu lực từ ngày 15/04/2023) Ủy viên Chuyên môn và Ủy viên Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ như sau:
- Chịu trách nhiệm về kết quả khám giám định chuyên khoa do mình thực hiện và cùng các thành viên trong Hội đồng GĐYK chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà cá nhân tham dự.
- Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng GĐYK theo đề nghị của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
Trường hợp không tham dự được phải có văn bản báo cáo Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng.
- Ký Sổ họp Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà người đó tham dự.
- Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến cá nhân về nội dung có liên quan đến khám giám định chuyên khoa được ghi nhận trong Sổ họp Hội đồng GĐYK để Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK xem xét thực hiện.
- Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên họp Hội đồng GĐYK theo yêu cầu của người chủ trì điều hành phiên họp Hội đồng GĐYK.
- Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến GĐYK theo đề nghị của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
- Ngoài các nhiệm vụ trên, Ủy viên Thường trực còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?