Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh có quyền quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đúng không?
Hội đồng Cạnh tranh có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh ban hành kèm theo Quyết định 24/2015/QĐ-TTg quy định về tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh như sau:
Tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh
1. Hội đồng Cạnh tranh được tổ chức theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 07/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh.
2. Thành viên Hội đồng Cạnh tranh làm việc kiêm nhiệm hoặc chuyên trách theo quyết định bổ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.
3. Hội đồng Cạnh tranh có không quá ba Phó Chủ tịch.
Tại Điều 4 Nghị định 07/2015/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng Cạnh tranh có từ 11 (mười một) đến 15 (mười lăm) thành viên, bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
2. Thành viên Hội đồng Cạnh tranh phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật Cạnh tranh. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Cạnh tranh là 05 (năm) năm và có thể được bổ nhiệm lại.
3. Các thành viên Hội đồng Cạnh tranh được hưởng chế độ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hội đồng Cạnh tranh có cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc là Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, Hội đồng Cạnh tranh có số lượng thành viên như sau:
- Hội đồng Cạnh tranh có từ 11 (mười một) đến 15 (mười lăm) thành viên, bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
- Hội đồng Cạnh tranh có không quá ba Phó Chủ tịch.
Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh có quyền quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đúng không?
Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh ban hành kèm theo Quyết định 24/2015/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh
1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng Cạnh tranh theo quy định của pháp luật.
2. Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Hội đồng Cạnh tranh và phê duyệt chương trình công tác hàng năm của Hội đồng Cạnh tranh.
3. Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để xử lý các vụ việc cạnh tranh cụ thể.
4. Quyết định thay đổi Chủ tọa Phiên điều trần, các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc, Thư ký Phiên điều trần, người giám định, người phiên dịch theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
7. Cử đại diện của Hội đồng Cạnh tranh tham gia tố tụng hành chính liên quan đến quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng Cạnh tranh.
8. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, bãi nhiệm, chế độ làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm các thành viên Hội đồng Cạnh tranh.
9. Giải quyết các vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa các Phó Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh.
Theo đó, quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để xử lý các vụ việc cạnh tranh cụ thể là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh.
Việc thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh ban hành kèm theo Quyết định 24/2015/QĐ-TTg thì trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh ban hành Quyết định về việc thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gồm ít nhất năm thành viên của Hội đồng Cạnh tranh, trong đó có một thành viên làm Chủ tọa Phiên điều trần để giải quyết một vụ việc cạnh tranh cụ thể.
Quyết định về việc thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh bao gồm một số nội dung chính sau đây:
- Thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gồm Chủ tọa Phiên điều trần và các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
- Thành viên tham dự;
- Thư ký Phiên điều trần.
Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh có trách nhiệm chuyển báo cáo điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh cho Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thành viên tham dự và Thư ký Phiên điều trần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?