Chủ tịch Công đoàn Việt Nam đầu tiên là ai? Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 có những hoạt động nào?
Chủ tịch Công đoàn Việt Nam đầu tiên là ai?
Theo khoản 3 Mục 1 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023, tại Đại hội V Công đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 1983 - 1988) họp từ ngày 16 - 18/11/1983 tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội đã nhất trí lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ làm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Tháng 02/1987, đồng chí Phạm Thế Duyệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đầu tiên; đồng chí Vũ Định được bầu làm Phó Chủ tịch, đồng chí Dương Xuân An được bầu làm Tổng Thư ký.
* Danh sách các Chủ tịch Công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ:
Kỳ Đại hội | Chủ tịch |
Đại hội Công đoàn lần thứ 1 | Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Thường vụ Trung ương được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu làm Tổng Thư ký. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 2 | Đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Trần Danh Tuyên, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Tổng Thư ký. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 3 | Đồng chí Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được bầu làm Chủ tịch danh dự Tổng Công đoàn Việt Nam. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 4 | Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ tịch. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 5 | Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Đến tháng 02/1987, đồng chí Phạm Thế Duyệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam |
Đại hội Công đoàn lần thứ 6 | Đồng chí Nguyễn Văn Tư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 7 | Đồng chí Nguyễn Văn Tư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 8 | Đồng chí Cù Thị Hậu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 9 | Đồng chí Cù Thị Hậu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 10 | Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 11 | Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 12 | Đồng chí Bùi Văn Cường, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. |
Đại hội Công đoàn lần thứ 13 | Đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. |
Chủ tịch Công đoàn Việt Nam đầu tiên là ai? Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 có những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 có những hoạt động nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có định nghĩa về năm tròn, năm khác như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Bên cạnh đó, tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có quy định về việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
...
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
...
Từ những quy định vừa nêu thì Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 sẽ được tổ chức theo "Năm khác".
Như vậy, trong ngày Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 sẽ có các hoạt động như:
- Hoạt động tuyên truyền mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7;
- Hoạt động giáo dục mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7;
- Hoạt động thi đua mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7;
- Hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác để mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7.
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 có thuộc các ngày nghỉ lễ của người lao động không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, tết tại Việt Nam như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo đó, Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 không thuộc các ngày nghỉ lễ của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?