Chủ thể nào không có quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam theo quy định?
- Chủ thể nào không có quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam theo quy định?
- Cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn phải góp tối thiểu bao nhiêu tiền?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?
Chủ thể nào không có quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam theo quy định?
Chủ thể nào không có quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam, thì căn cứ theo Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Điều kiện chung cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
1. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập:
a) Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Luật này.
2. Điều kiện về vốn:
a) Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
b) Cổ đông, thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
3. Điều kiện về nhân sự: có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ quy định tại Điều 81 của Luật này.
4. Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật này và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.
Chủ thể không đáp ứng điều kiện chung để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trích dẫn trên thì không có quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam.
Ngoài ra, tuỳ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hay hình thức công ty cổ phần mà còn phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 65, 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Doanh nghiệp bảo hiểm (Hình từ Internet)
Cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn phải góp tối thiểu bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Điều kiện của thành viên góp vốn thành lập của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
Thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn phải là tổ chức, đáp ứng điều kiện chung quy định tại Điều 64 của Luật này và các điều kiện sau đây:
...
Theo đó, thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn phải là tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Do đó, cá nhân không thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm gồm được quy định tại Điều 69 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
- Dự thảo điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm;
- Phương án hoạt động 05 năm đầu, trong đó nêu rõ các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai, mô hình quản trị rủi ro, phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm;
- Sơ yếu lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp, bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán;
- Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân sáng lập hoặc thành viên, cổ đông dự kiến góp từ 10% số vốn điều lệ trở lên và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại các điều 64, 65, 66 và 67 của Luật này của các tổ chức, cá nhân đó;
- Danh sách các chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Chính phủ quy định tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?