Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả thù lao cho các đồng tác giả khi không có thỏa thuận như thế nào?
- Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả thù lao cho các đồng tác giả khi không có thỏa thuận như thế nào?
- Việc trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có làm hạn chế quyền sở hữu công nghiệp không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và các quốc gia khác về sở hữu công nghiệp?
Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả thù lao cho các đồng tác giả khi không có thỏa thuận như thế nào?
Căn cứ tại Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 53 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí như sau:
Trường hợp 1: Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí không phải là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho các đồng tác giả theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức thù lao trả cho các đồng tác giả quy định như sau:
- 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí trước khi nộp thuế theo quy định.
Trường hợp 2: Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, chủ sở hữu trả thù lao cho các đồng tác giả theo quy định sau đây:
- Tối thiểu 10% và tối đa 15% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Tối thiểu 15% và tối đa 20% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí trước khi nộp thuế theo quy định.
Lưu ý: Các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.
Ngoài ra, nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả thù lao cho các đồng tác giả khi không có thỏa thuận như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có làm hạn chế quyền sở hữu công nghiệp không?
Căn cứ tại Điều 132 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp:
Các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp
Theo quy định của Luật này, quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố sau đây:
1. Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;
2. Các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm:
a) Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu.
3. Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của chủ sở hữu là một trong những yếu tố có thể hạn chế quyền sở hữu công nghiệp.
Cơ quan nào có trách nhiệm đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và các quốc gia khác về sở hữu công nghiệp?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ về sở hữu công nghiệp
Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ về sở hữu công nghiệp
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây trong quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp:
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
...
7. Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Nhà nước và xã hội về sở hữu công nghiệp.
8. Quản lý hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; cấp thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp.
9. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp.
10. Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu công nghiệp; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu công nghiệp.
11. Tổ chức thực hiện giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp.
12. Quản lý hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp; cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
13. Hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp; đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và các quốc gia khác về sở hữu công nghiệp.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.
Như vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có trách nhiệm đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và các quốc gia khác về sở hữu công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?