Chủ sở hữu phim có quyền và nghĩa vụ gì trong hoạt động lưu chiểu? Chủ sở hữu phim không nộp lưu chiểu phim thì sẽ xử lý như thế nào?
Chủ sở hữu phim có quyền và nghĩa vụ gì trong hoạt động lưu chiểu?
Căn cứ tại Điều 36 Luật Điện ảnh 2022, có quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phim trong hoạt động lưu chiểu, lưu trữ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phim trong hoạt động lưu chiểu, lưu trữ
1. Được cơ sở lưu trữ phim bảo đảm an toàn bản phim, tư liệu, tài liệu kèm theo phim; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định việc bán, cho thuê, phổ biến, sử dụng dịch vụ đối với phim lưu trữ.
3. Nộp lưu chiểu phim theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
4. Mở mã khóa phim để đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ sở hữu phim có quyền: quyết định việc bán, cho thuê, phổ biến, sử dụng dịch vụ đối với phim lưu trữ; được cơ sở lưu trữ phim bảo đảm an toàn bản phim, tư liệu, tài liệu kèm theo phim; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu phim có nghĩa vụ: Nộp lưu chiểu phim theo quy định; mở mã khóa phim để đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghĩa vụ hoạt động lưu chiểu và lưu trữ.
Chủ sở hữu phim không nộp lưu chiểu phim thì sẽ xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, có quy định vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ, nhân bản, tàng trữ phim như sau:
Vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ, nhân bản, tàng trữ phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở lưu trữ phim có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm an toàn phim, vật liệu gốc của phim và không bảo quản theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về lưu trữ phim;
b) Không cung cấp lại bản sao, in trích tư liệu cho cơ sở sản xuất phim có phim lưu trữ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu, lưu trữ phim không đủ số lượng hoặc không đúng chủng loại theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu, lưu trữ phim theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản phim chưa được phép phổ biến.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhân bản phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc cấm phổ biến;
b) Tàng trữ trái phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc cấm phổ biến.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4, điểm a khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy băng, đĩa hoặc những vật liệu chứa nội dung phim đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc tháo gỡ văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định này, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP cũng quy định:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Theo quy định trên thì hành vi không nộp lưu chiểu, lưu trữ phim theo quy định thì phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Như vậy, thì chủ sở hữu phim không nộp lưu chiểu phim sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu là cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức thì mức phạt là 30.000.000 đến 40.000.000 đồng.
Chủ sở hữu phim có quyền và nghĩa vụ gì trong hoạt động lưu chiểu? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu phim không nộp lưu chiểu phim thì chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 64 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, có quy định Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
…
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
…
Cũng theo khoản 4 Điều 5 Nghị định này thì thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt chủ sở hữu phim không nộp lưu chiểu phim (cả cá nhân và tổ chức).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?