Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải tuyên truyền và phổ biến các kiến thức về phòng cháy và chữa cháy rừng cho người dân xung quanh hay không?
Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải tuyên truyền và phổ biến các kiến thức về phòng cháy và chữa cháy rừng cho người dân xung quanh hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, chủ rừng là cá nhân sẽ có những trách nhiệm trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng sau đây:
- Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định;
- Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
- Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.
Có thể thấy, không bắt buộc chủ rừng là cá nhân phải thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về các kiến thức phòng cháy, chữa cháy rừng cho những người dân xung quanh mình. Trường hợp chủ rừng là cá nhân được mọi người đề nghị, khuyến khích thì có thể chia sẻ các kiến thức đó để cộng đồng có thể nắm được, giúp ích hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nói chung.
Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng
Trách nhiệm của chủ rừng là tổ chức được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng là tổ chức được quy định như sau:
"1. Trách nhiệm của chủ rừng là tổ chức
a) Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi rừng mình quản lý;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực rừng mình quản lý;
d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng;
đ) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo thẩm quyền;
e) Đầu tư xây dựng công trình, trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng;
g) Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
h) Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, thông báo kịp thời cho cơ quan Kiểm lâm sở tại, cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và cơ quan quản lý trực tiếp những thay đổi có liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý;
i) Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
k) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
l) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng."
Căn cứ những quy định trên, trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc về chủ rừng là tổ chức.
Trách nhiệm của các cơ quan trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng là gì?
(1) Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có hoạt động ở trong rừng, ven rừng: quy định tại Điều 54 Nghị định 156/2018/NĐ-CP
- Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
- Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong phạm vi quản lý của mình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Phát hiện cháy, báo cháy và tham gia chữa cháy rừng.
- Phối hợp với chủ rừng, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng.
- Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tích cực tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.
(2) Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án phát triển rừng: quy định tại Điều 56 Nghị định 156/2018/NĐ-CP
- Cơ quan lập dự án phát triển rừng có trách nhiệm sau:
+ Bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy rừng khi lập dự án phát triển rừng;
+ Giám sát quá trình thực hiện dự án phát triển rừng và thi công xây dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;
+ Tham gia nghiệm thu dự án phát triển rừng và các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm sau:
+ Tổ chức thực hiện dự án phát triển rừng, thi công xây dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng theo đúng dự án, thiết kế đã được phê duyệt;
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu dự án phát triển rừng và công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Đơn vị thực hiện dự án phát triển rừng, thi công xây dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng có trách nhiệm sau:
+ Thực hiện dự án phát triển rừng, thi công công trình phòng cháy và chữa cháy rừng theo đúng thiết kế đã được phê duyệt;
+ Bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thực hiện dự án phát triển rừng và thi công công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Cơ quan Kiểm lâm và cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm sau:
+ Xem xét và trả lời về các giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với dự án phát triển rừng, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;
+ Kiểm tra việc thực hiện những yêu cầu, quy định về phòng cháy và chữa cháy, xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
+ Cơ quan Kiểm lâm tham gia nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án phát triển rừng và công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng. Theo đó, cần đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ được pháp luật quy định để hoạt động phòng cháy chữa cháy được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?