Chủ rừng là ai? Chủ rừng thực hiện các hành vi nào thì có thể bị Nhà nước thu hồi rừng theo quy định?
Chủ rừng là ai?
Chủ rừng được giải thích tại khoản 9 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
Và tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Chủ rừng
1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.
2. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
3. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).
4. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.
5. Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
6. Cộng đồng dân cư.
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
Như vậy, chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
Chủ rừng sẽ gồm:
- Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.
- Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
- Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).
- Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Cộng đồng dân cư.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
Chủ rừng là ai? (Hình từ Internet)
Chủ rừng thực hiện các hành vi nào thì có thể bị Nhà nước thu hồi rừng theo quy định?
Chủ rừng thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 thì có thể bị Nhà nước thu hồi rừng, cụ thể:
Thu hồi rừng
1. Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
Như vậy, chủ rừng thực hiện các hành vi sau đây thì có thể bị Nhà nước thu hồi rừng:
- Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
- Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
- Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
- Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
Chủ rừng bị được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng gồm những ai?
Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng được quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng
1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ nơi không thành lập Kiểm lâm; doanh nghiệp nhà nước, tổ chức không thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng được tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
2. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tuần tra, kiểm tra về bảo vệ rừng, đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp;
b) Thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
3. Chủ rừng có trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; bảo đảm chế độ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng được quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?