Chữ ký số và chứng thư số chuyên dùng sử dụng trong Hệ thống Quản lý và Điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế do cơ quan nào cấp?
- Chữ ký số và chứng thư số chuyên dùng sử dụng trong Hệ thống Quản lý và Điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế do cơ quan nào cấp?
- Hệ thống Quản lý và Điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế có được tích hợp chứng thư số và chữ ký số chuyên dùng của tổ chức, cá nhân không?
- Đơn vị nào có trách nhiệm quản lý và sử dụng chứng thư số của Bộ Y tế?
Chữ ký số và chứng thư số chuyên dùng sử dụng trong Hệ thống Quản lý và Điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế do cơ quan nào cấp?
Chữ ký số và chứng thư số được quy định tại khoản 10 Điều 3 Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý sử dụng, khai thác Hệ thống Quản lý và điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4899/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
Nguyên tắc khi sử dụng và khai thác
...
9. Hệ thống được tích hợp chứng thư số và chữ ký số chuyên dùng của tổ chức, cá nhân để xác định tính pháp lý của các văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị. Văn bản điện tử đã được ký số phải được tiếp nhận và xử lý đúng quy trình để đảm bảo tính kịp thời, an toàn, bảo mật, tin cậy và xác thực.
10. Chữ ký số và chứng thư số chuyên dùng sử dụng trong Hệ thống do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp. Việc sử dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký số được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
11. Các thông tin, dữ liệu dạng ký tự dùng trong Hệ thống sử dụng bộ mã ký tự chữ Việt theo tiêu chuẩn TCVN 6909-2001 (Unicode).
Như vậy, theo quy định, chữ ký số và chứng thư số chuyên dùng sử dụng trong Hệ thống Quản lý và Điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp.
Chữ ký số và chứng thư số chuyên dùng sử dụng trong Hệ thống Quản lý và Điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế do cơ quan nào cấp? (Hình từ Internet)
Hệ thống Quản lý và Điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế có được tích hợp chứng thư số và chữ ký số chuyên dùng của tổ chức, cá nhân không?
Việc tích hợp chứng thư số và chữ ký số được quy định tại khoản 9 Điều 3 Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý sử dụng, khai thác Hệ thống Quản lý và điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4899/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
Nguyên tắc khi sử dụng và khai thác
...
7. Tất cả văn bản điện tử được phát hành từ Hệ thống, chỉ có 01 chữ ký của người có thẩm quyền và tổ chức. Trong trường hợp văn bản có các phụ lục kèm theo không cùng tệp tin với nội dung văn bản. Hệ thống sẽ thực hiện ký số lên Phụ lục tại góc trên bên phải trang đầu của mỗi tệp tin theo hướng dẫn tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP , ngày 05/03/2020.
8. Bên nhận có quyền từ chối nhận văn bản điện tử, nếu văn bản điện tử đó không bảo đảm các nguyên tắc, yêu cầu về gửi, nhận và phải chịu trách nhiệm về việc từ chối đó, đồng thời Bên nhận phản hồi cho Bên gửi được biết thông qua Hệ thống để xử lý theo quy định.
9. Hệ thống được tích hợp chứng thư số và chữ ký số chuyên dùng của tổ chức, cá nhân để xác định tính pháp lý của các văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị. Văn bản điện tử đã được ký số phải được tiếp nhận và xử lý đúng quy trình để đảm bảo tính kịp thời, an toàn, bảo mật, tin cậy và xác thực.
...
Như vậy, theo quy định, Hệ thống Quản lý và Điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế có được tích hợp chứng thư số và chữ ký số chuyên dùng của tổ chức, cá nhân để xác định tính pháp lý của các văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị.
Văn bản điện tử đã được ký số phải được tiếp nhận và xử lý đúng quy trình để đảm bảo tính kịp thời, an toàn, bảo mật, tin cậy và xác thực.
Đơn vị nào có trách nhiệm quản lý và sử dụng chứng thư số của Bộ Y tế?
Trách nhiệm quản lý và sử dụng chứng thư số được quy định tại khoản 4 Điều 15 Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý sử dụng, khai thác Hệ thống Quản lý và điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4899/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
Trách nhiệm Văn thư Bộ
Thực hiện và chịu trách nhiệm những công việc sau:
...
3. Đối với văn bản điện tử: ngay sau khi nhận được văn bản trên Hệ thống, trục liên thông văn bản Quốc gia, văn thư kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số, tính toàn vẹn của văn bản điện tử bằng chức năng của phần mềm và thực hiện vào sổ, trình/chuyển xử lý trên Hệ thống theo quy định; Trường hợp phát hiện có sai sót hoặc có dấu hiệu bất thường, Văn thư Bộ có trách nhiệm báo ngay người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho nơi gửi văn bản ngay trong ngày làm việc qua chức năng của hệ thống.
4. Quản lý và sử dụng chứng thư số của Bộ Y tế;
5. Văn thư có trách nhiệm in, đóng quyển sổ văn bản đến để lưu trữ theo quy định. Tùy theo số lượng văn bản đến của cơ quan, đơn vị, văn thư thực hiện việc in sổ để lưu trữ ít nhất mỗi tháng một lần;
6. Theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản, hồ sơ; Định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của Lãnh đạo Bộ hoặc Lãnh đạo Văn phòng Bộ, văn thư Bộ sử dụng các tính năng báo cáo thống kê có trên Phần mềm để lập các báo cáo thống kê theo dõi, tổng hợp số liệu, tình hình và tiến độ xử lý văn bản của đơn vị
Như vậy, theo quy định, Văn thư Bộ là đơn vị có trách nhiệm quản lý và sử dụng chứng thư số của Bộ Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Bán dâm là gì? Bán dâm có bị phạt tù không? Nếu có thì phạt tù bao nhiêu năm theo pháp luật hình sự?
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?