Chủ hụi lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng có bị đi tù hay không? Chủ hụi có nghĩa vụ gì?
Chủ hụi lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 16 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về họ, hụi, biêu, phường như sau:
Vi phạm quy định về họ, hụi, biêu, phường
....
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ từ 100.000.000 đồng trở lên;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức từ hai dây họ trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
b) Tổ chức họ để huy động vốn trái pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, nếu chủ hụi lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà chưa đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Chủ hụi lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng có bị đi tù không? (hình từ internet)
Chủ hụi lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng có bị đi tù không?
Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau
Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
…
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, nếu chủ hụi lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất (tức là gấp 5 lần 20%/năm của khoản tiền vay) có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Nếu thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Chủ hụi có nghĩa vụ gì?
Theo Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của chủ họ như sau:
Nghĩa vụ của chủ họ
1. Thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi.
2. Thông báo đầy đủ về số lượng dây họ; phần họ, kỳ mở họ; số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ.
3. Giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ.
4. Nộp thay phần họ của thành viên nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Để các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu.
6. Gửi thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.
7. Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này.
8. Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chủ hụi có nghĩa vụ sau:
- Thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi.
- Thông báo đầy đủ về số lượng dây họ; phần họ, kỳ mở họ; số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ.
- Giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ.
- Nộp thay phần họ của thành viên nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Để các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu.
- Gửi thông báo
- Các nghĩa vụ về sổ họ và giấy biên nhận
- Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận hoặc theo quy định
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?