Chủ hụi không lập sổ hụi thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được xử phạt người này không?
Chủ hụi không lập sổ hụi thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Theo điểm d khoản 1 Điều 16 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về họ, hụi, biêu, phường như sau:
Vi phạm quy định về họ, hụi, biêu, phường
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi;
b) Không thông báo đầy đủ về số lượng dây họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ), phần họ, kỳ mở họ hoặc số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ;
c) Không lập biên bản thỏa thuận về dây họ hoặc lập biên bản nhưng không có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật;
d) Không lập sổ họ;
đ) Không giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ;
e) Không cho các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu;
g) Không giao giấy biên nhận cho thành viên khi góp họ, lĩnh họ, nhận lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan.
...
Theo quy định trên, chủ hụi không lập sổ hụi thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Chủ hụi không lập sổ hụi thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được xử phạt người này không?
(Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được xử phạt chủ hụi không lập sổ hụi không?
Căn cứ khoản 2 Điều 78 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 68 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội với mức phạt tiền tối đa là 4.000.000 đồng.
Chủ hụi không lập sổ hụi thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không được quyền xử phạt chủ hụi này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hụi không lập sổ hụi là bao lâu?
Theo Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hụi không lập sổ hụi là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?