Chủ dự án đầu tư có 2 dự án phải đánh giá tác động môi trường tại một khu vực có được lập chung báo cáo hay không?
- Chủ dự án đầu tư có 2 dự án phải đánh giá tác động môi trường tại một khu vực có được lập chung báo cáo hay không?
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải thể hiện được các nội dung gì?
- Tại phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có yêu cầu chủ dự án đầu tư phải có mặt không?
Chủ dự án đầu tư có 2 dự án phải đánh giá tác động môi trường tại một khu vực có được lập chung báo cáo hay không?
Chủ dự án đầu tư có 2 dự án phải đánh giá tác động môi trường tại một khu vực có được lập chung báo cáo hay không? (Hình từ Internet)
Tại Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
2. Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Như vậy đối với mỗi dự án đầu tư sẽ phải lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường chứ không được lập chung.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải thể hiện được các nội dung gì?
Tại Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
d) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
đ) Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
e) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
h) Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
i) Kết quả tham vấn;
k) Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.
Theo đó báo cáo đánh giá tác động môi trường phải thể hiện được tối thiểu các nội dung chính nêu trên.
Tại phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có yêu cầu chủ dự án đầu tư phải có mặt không?
Tại Điều 13 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, có nêu như sau:
Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
...
3. Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có sự tham gia tại phiên họp (trực tiếp hoặc trực tuyến) từ 2/3 (hai phần ba) số lượng thành viên hội đồng thẩm định trở lên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), ủy viên thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện;
b) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án, cơ sở;
c) Đã nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó một trong những điều kiện để phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành là có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án, cơ sở.
Theo đó trong phiên họp họp chính thức của hội đồng thẩm định có yêu cầu sự có mặt của chủ dự án hoặc đại diện có thẩm quyền của chủ dự án chứ không bắt buộc chủ dự án phải tham dự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?