Chủ đầu tư xây dựng chợ có trách nhiệm quản lý điểm kinh doanh tại chợ như thế nào theo quy định?
Chủ đầu tư xây dựng chợ có phải tổ chức quản lý chợ không?
Tổ chức quản lý chợ được quy định tại Điều 8 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Tổ chức quản lý chợ
Tổ chức quản lý chợ bao gồm: chủ đầu tư xây dựng chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ; tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định này; tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định này.
Theo đó, tổ chức quản lý chợ bao gồm:
- Chủ đầu tư xây dựng chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ;
- Tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ;
- Tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.
Như vậy, chủ đầu tư xây dựng chợ là tổ chức quản lý chợ.
Chủ đầu tư xây dựng chợ có trách nhiệm quản lý điểm kinh doanh tại chợ như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư xây dựng chợ có trách nhiệm quản lý điểm kinh doanh tại chợ như thế nào?
Quản lý điểm kinh doanh tại chợ phải đảm bảo quy định tại Điều 11 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Quản lý điểm kinh doanh tại chợ
1. Tổ chức quản lý chợ có trách nhiệm:
a) Lập phương án khai thác, bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
b) Ký hợp đồng với thương nhân thuê địa điểm kinh doanh theo phương án khai thác, bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện bố trí, sắp xếp thương nhân sử dụng điểm kinh doanh theo phương án khai thác, bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ.
2. Thời hạn thuê điểm kinh doanh tại chợ do các bên tự thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời hạn thuê điểm kinh doanh tại chợ phải được thể hiện trong hợp đồng ký giữa tổ chức quản lý chợ và thương nhân kinh doanh tại chợ.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, quy định về việc quản lý điểm kinh doanh tại chợ theo quy định tại Điều này bảo đảm an sinh xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự.
Theo đó, chủ đầu tư xây dựng chợ có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức quản lý chợ có trách nhiệm:
+ Lập phương án khai thác, bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
+ Ký hợp đồng với thương nhân thuê địa điểm kinh doanh theo phương án khai thác, bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện bố trí, sắp xếp thương nhân sử dụng điểm kinh doanh theo phương án khai thác, bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ.
Lưu ý:
- Thời hạn thuê điểm kinh doanh tại chợ do các bên tự thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời hạn thuê điểm kinh doanh tại chợ phải được thể hiện trong hợp đồng ký giữa tổ chức quản lý chợ và thương nhân kinh doanh tại chợ.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, quy định về việc quản lý điểm kinh doanh tại chợ theo quy định tại Điều này bảo đảm an sinh xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự.
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ là gì?
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ được quy định tại Điều 7 Nghị định 60/2024/NĐ-CP.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ được quy định như sau:
(1) Quyền của chủ đầu tư xây dựng chợ:
- Chủ đầu tư xây dựng chợ được hưởng ưu đãi đầu tư, vay vốn từ các Quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ:
- Triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng chợ theo các quy định hiện hành về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan;
- Thực hiện việc bảo trì trong chu kỳ dự án đầu tư xây dựng chợ;
- Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền công khai thông tin niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các địa điểm khác có liên quan, lấy ý kiến của các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Thời hạn công khai thông tin tối thiểu là 30 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết);
- Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ thực hiện việc: xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển; bảo đảm duy trì hoạt động của chợ tạm; xây dựng phương án khai thác, bố trí, sắp xếp điểm kinh doanh của chợ, lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ;
- Chủ đầu tư xây dựng chợ mới đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bố trí các công trình trong phạm vi chợ; đối với các chợ cải tạo, nâng cấp chú trọng các quy định về phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, vệ sinh công cộng, chiếu sáng, thông gió, khu để xe theo quy định;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?