Chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị, báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định có được không?
Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là gì?
>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải
Căn cứ khoản 29, khoản 30 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau:
"29. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
30. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư."
Chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị, báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định có được không?
Chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị, báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định có được không?
Căn cứ Điều 74 Luật Đấu thầu 2013 quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư như sau:
(1) Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;
+ Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;
+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
+ Danh sách xếp hạng nhà thầu;
+ Kết quả lựa chọn nhà thầu.
(2) Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu.
(3) Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.
(4) Quyết định xử lý tình huống.
(5) Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
(6) Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
(7) Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ.
(8) Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.
(9) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
(10) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
(11) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.
(12) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
(13) Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 75 của Luật này.
(14) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 74 Luật Đấu thầu 2013 thì chủ đầu tư có thể lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị (hồ sơ yêu cầu) báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định định.
Căn cứ lập hồ sơ mời thầu? Hồ sơ yêu cầu?
(1) Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về căn cứ lập hồ sơ yêu cầu như sau:
"Điều 55. Quy trình chỉ định thầu thông thường
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
a) Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;"
(2) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:
- Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
- Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);
- Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
- Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?