Chủ đầu tư dự án xây dựng tự giám sát dự án thì có cần chứng chỉ không? Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như thế nào?
Chủ đầu tư dự án có được tự giám sát công trình xây dựng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 121 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyền của chủ đầu tư dự án trong việc giám sát thi công xây dựng công trình như sau:
- Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;
- Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
- Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;
- Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, chủ đầu tư dự án được tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình.
Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng là gì?
Theo khoản 1 và khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 và điểm a khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng như sau:
- Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
- Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II và hạng III.
Theo quy định trên, chủ đầu tư dự án là cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì?
Tại khoản 1 Điều 149 Luật Xây dựng 2014 quy định về khái niệm chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
"Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề."
Tải về mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất 2023: Tại Đây
Chủ đầu tư dự án xây dựng tự giám sát dự án thì có cần chứng chỉ không?
Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 149 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập
Theo Điều 158 Luật Xây dựng 2014 quy định về điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập như sau:
Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình, định giá xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề;
- Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện.
Như vậy, chủ đầu tư dự án được tự thực hiện hoạt động giám sát công trình xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình. Ngoài ra, chủ đầu tư dự án là cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?