Chủ dẫn chó đi dạo trong công viên mà không đeo rọ mõm dẫn đến gây thương tích cho người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Chủ dẫn chó đi dạo trong công viên mà không rọ mõm sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường có thẩm quyền xử phạt chủ dẫn chó đi dạo trong công viên mà không rọ mõm hay không?
- Chủ dẫn chó đi dạo trong công viên mà không rọ mõm, chó gây thương tích cho người khác thì trách nhiệm của chủ ra sao?
Chủ dẫn chó đi dạo trong công viên mà không rọ mõm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP và điểm a, điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cách ly, chăm sóc, chữa bệnh cho động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định.
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;
b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu Giấy chứng nhận tiêm phòng đối với hành vi mua bán quy định tại khoản 5 Điều này.”
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.
c) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận tiêm phòng bị tẩy xóa, sửa chữa quy định tại khoản 5 Điều này;”
Theo đó, chủ dẫn chó đi dạo trong công viên mà không rọ mõm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Chủ dẫn chó đi dạo trong công viên mà không đeo rọ mõm dẫn đến gây thương tích cho người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường có thẩm quyền xử phạt chủ dẫn chó đi dạo trong công viên mà không rọ mõm hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 27 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
"1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính."
Theo đó, chủ dẫn chó đi dạo trong công viên mà không rọ mõm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng vẫn nằm trong thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
Chủ dẫn chó đi dạo trong công viên mà không rọ mõm, chó gây thương tích cho người khác thì trách nhiệm của chủ ra sao?
Căn cứ Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:
"1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội."
Như vậy, theo quy định được viện dẫn nêu trên, chủ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chó của mình gây ra cho người khác. Tuy nhiên, đối với trường hợp chó gây thiệt hại cho người khác do người thứ ba có lỗi hoặc chó bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu không có trách nhiệm bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?
- Lời dẫn chương trình Tết cho trẻ mầm non năm Ất Tỵ 2025? Lời dẫn chương trình lễ hội mùa xuân cho trẻ mầm non 2025?