Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
Chủ chương trình đầu tư công là ai?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 có quy định về chủ trương trình như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Chủ chương trình là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý chương trình đầu tư công.
6. Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án đầu tư công.
7. Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.
...
Theo đó, chủ chương trình đầu tư công là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý chương trình đầu tư công.
Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 75 Luật Đầu tư công 2019 có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau đây:
a) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này;
b) Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án;
c) Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước ngày thực hiện.
2. Chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật;
c) Tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.
Theo đó, chủ chương trình và Ban quản lý chương trình, dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của công đồng như sau:
- Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật Đầu tư công 2019 cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật;
- Tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.
Nội dung đánh giá chương trình dự án đầu tư công gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 có quy định như sau:
Theo đó, pháp luật có quy định về nội dung đánh giá chương trình, dự án đầu tư công như sau:
- Nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:
+ Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;
+ Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;
+ Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.
- Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:
+ Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;
+ Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
+ Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.
- Nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:
+ Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;
+ Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:
+ Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;
+ Tác động kinh tế - xã hội;
+ Tác động môi trường, sinh thái;
+ Tính bền vững của dự án;
+ Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Nội dung đánh giá đột xuất bao gồm:
+ Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư;
+ Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
+ Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
+ Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự án đến việc thực hiện chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án;
+ Đề xuất các giải pháp cần thiết.
- Chính phủ quy định phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?