Chốt gác đường sắt là gì? Phải xây dựng và thực hiện ngay phương án chốt gác trong trường hợp nào?
Chốt gác đường sắt là gì?
Chốt gác được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:
Chốt gác là nơi có bố trí người được giao nhiệm vụ để thường trực 24/24 giờ trong ngày tại các vị trí thường xảy ra tai nạn giao thông đường sắt nhằm tạo ra tín hiệu vừa mang tính hỗ trợ, vừa mang tính cưỡng chế, giúp người tham gia giao thông nhận biết tàu sắp qua vị trí này để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
Chốt gác đường sắt là gì? (Hình từ Internet)
Phải xây dựng và thực hiện ngay phương án chốt gác tại các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định về thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm như sau:
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm
Ngoài việc thực hiện các quy định của Luật Đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm, gồm:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện các biện pháp sau đây để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt:
a) Tổ chức giao thông tại khu vực vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;
b) Giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt, đường bộ và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khu vực thuộc phạm vi quản lý;
c) Thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục ngay các điểm đen tai nạn giao thông đường sắt để không xảy ra hoặc giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt tại các vị trí này;
d) Tổ chức thực hiện giảm, xóa bỏ những vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trừ các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b Khoản 4 Điều này hoặc xóa bỏ các điểm tiềm ẩn gây tai nạn giao thông (theo thứ tự ưu tiên đối với các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông);
đ) Trường hợp chưa thực hiện được các biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản này, phải xây dựng và thực hiện ngay phương án chốt gác, cơ sở vật chất cho phòng chốt, gác tại các lối đi tự mở được xác định là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt; bố trí người đã được huấn luyện nghiệp vụ trước khi tổ chức cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở được xác định là điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt.
...
Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể trên để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt.
Phải xây dựng và thực hiện ngay phương án chốt gác, cơ sở vật chất cho phòng chốt, gác tại các lối đi tự mở được xác định là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp chưa thực hiện được các biện pháp sau:
- Tổ chức giao thông tại khu vực vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;
- Giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt, đường bộ và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khu vực thuộc phạm vi quản lý;
- Thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục ngay các điểm đen tai nạn giao thông đường sắt để không xảy ra hoặc giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt tại các vị trí này;
- Tổ chức thực hiện giảm, xóa bỏ những vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trừ các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b Khoản 4 Điều này hoặc xóa bỏ các điểm tiềm ẩn gây tai nạn giao thông (theo thứ tự ưu tiên đối với các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông).
Đồng thời, bố trí người đã được huấn luyện nghiệp vụ trước khi tổ chức cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở được xác định là điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt.
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt có trách nhiệm gì trong việc huấn luyện người được bố trí để chốt gác?
Tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định về thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm như sau:
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm
...
2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện các nội dung quy định tại các điểm b, c và d Khoản 1 Điều này tại các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia;
b) Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, Ủy ban nhân dân các cấp để tổ chức thực hiện việc giảm, xóa bỏ các đường ngang là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia; huấn luyện nghiệp vụ cho người được địa phương bố trí để cảnh giới, chốt gác đối với các lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia.
...
Theo quy định trên, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, Ủy ban nhân dân các cấp để tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho người được địa phương bố trí để cảnh giới, chốt gác đối với các lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?