Chồng bán tài sản chung của vợ chồng mà không hỏi ý kiến của vợ thì giao dịch giữa người chồng với người mua có được pháp luật công nhận không?
- Chồng bán tài sản chung của vợ chồng mà không hỏi ý kiến của vợ thì giao dịch giữa người chồng với người mua có được pháp luật công nhận không?
- Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định thế nào?
- Trường hợp nào chồng bán tài sản chung của vợ chồng mà giao dịch mua bán với người thứ ba không được pháp luật công nhận?
Chồng bán tài sản chung của vợ chồng mà không hỏi ý kiến của vợ thì giao dịch giữa người chồng với người mua có được pháp luật công nhận không?
Theo Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng như sau:
Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng
1. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.
2. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.
Theo đó, chiếc tivi ở đây được xác định là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Nên người chồng được xem là người đang chiếm hữu hợp pháp chiếc tivi này.
Do đó, người chồng có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó nên giao dịch giữa người chồng với người mua chiếc tivi trên sẽ được pháp luật công nhận.
Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.
Theo đó, chế độ tài sản của vợ chồng được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 29 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Chồng bán tài sản chung của vợ chồng mà không hỏi ý kiến của vợ thì giao dịch giữa người chồng với người mua có được pháp luật công nhận không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào chồng bán tài sản chung của vợ chồng mà giao dịch mua bán với người thứ ba không được pháp luật công nhận?
Theo Điều 8 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về người thứ ba không ngay tình khi xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu như sau:
Người thứ ba không ngay tình khi xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu
Người thứ ba xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu thì bị coi là không ngay tình trong những trường hợp sau đây:
1. Đã được vợ, chồng cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này mà vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với những thông tin đó;
2. Vợ chồng đã công khai thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và người thứ ba biết hoặc phải biết nhưng vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với thỏa thuận của vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba như sau:
Cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba
Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Như vậy, nếu rơi vào một trong các trường hợp được xác định là “không ngay tình” tại Điều 8 nêu trên thì giao dịch giữa người chồng với người mua chiếc tivi trên không mặc nhiên được pháp luật công nhận (có thể dẫn đến hệ quả là giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu do chủ thể không có quyền định đoạt).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?