Cho vay, cho mượn hàng hóa có phải lập hóa đơn không? Nội dung bắt buộc trên hóa đơn cho vay, cho mượn gồm những nội dung gì?
- Cho vay, cho mượn hàng hóa có phải lập hóa đơn không? Nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn cho vay, cho mượn hàng hóa gồm nội dung gì?
- Doanh nghiệp cho vay, mượn ký hợp đồng vay, mượn hàng hóa để bán cho khách hàng có phải lập hóa đơn tại thời điểm cho vay, mượn hàng hóa không?
- Phạt bao nhiêu tiền đối với hành vi không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp?
Cho vay, cho mượn hàng hóa có phải lập hóa đơn không? Nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn cho vay, cho mượn hàng hóa gồm nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn thì phải lập hóa đơn và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nội dung bắt buộc trên hóa đơn lập khi cho vay, cho mượn hàng hóa như sau:
(1) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn
(2) Tên liên hóa đơn
(3) Số hóa đơn
(4) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
(5) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
(6) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ, thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.
(7) Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua.
(8) Thời điểm lập hóa đơn
(9) Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử
(10) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
(11) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và các nội dung khác liên quan (nếu có).
(12) Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
(13) Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.
(14) Nội dung khác trên hóa đơn
Lưu ý: Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung (khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
Cho vay, cho mượn hàng hóa có phải lập hóa đơn không? Nội dung bắt buộc trên hóa đơn cho vay, cho mượn gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cho vay, mượn ký hợp đồng vay, mượn hàng hóa để bán cho khách hàng có phải lập hóa đơn tại thời điểm cho vay, mượn hàng hóa không?
Theo hướng dẫn tại Công văn 1394/CT-TTHT năm 2020 có nêu như sau:
- Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn giá tính thuế GTGT như sau:
“2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ
...Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.”
Căn cứ quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Trường hợp Công ty ký hợp đồng vay, mượn hàng hóa để bán cho khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật thì tại thời điểm cho vay, mượn hàng hóa, doanh nghiệp cho vay, mượn không phải lập hóa đơn và không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp doanh nghiệp cho vay, mượn có ký hợp đồng vay, mượn hàng hóa để bán cho khách hàng không phải lập hóa đơn tại thời điểm cho vay, mượn hàng hóa.
Phạt bao nhiêu tiền đối với hành vi không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được đính chính bởi khoản 2 Công văn 29/CP-KTTH năm 2021 quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định.
6. Các hành vi vi phạm về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đã được quy định tại Điều 23, 25 Nghị định này thì không áp dụng Điều này khi xử phạt vi phạm hành chính.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều này.
Đồng thời, căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Và khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hành vi không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc lập và gửi báo cáo về hóa đơn theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?