Cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Cấm cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?
Tại Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
2. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.
4. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
5. Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.
6. Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.
7. Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.
8. Sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh.
...
Theo đó việc bác sĩ cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Tại khoản 7 Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với việc cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
...
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;
d) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề;
đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
e) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;
g) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật
...
Theo đó người cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và người thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề đề sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý: Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Người cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị tước chứng chỉ hành nghề trong bao lâu?
Tại khoản 8, khoản 9 Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm d khoản 8 Điều 2 và khoản 1 Điều 3 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm e và g khoản 7 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 7 Điều này;
đ) Người nước ngoài tái phạm hành vi quy định tại khoản 7 Điều này bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 và các điểm a, b, c, d, đ khoản 7 Điều này (nếu có);
c) Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ Khoản 7 Điều này.
Theo đó đối với hành vi cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng.
Đồng thời bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bí thư Đảng ủy cấp xã là ai? Độ tuổi khi tham gia giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy cấp xã lần đầu là bao nhiêu?
- Thủ tục luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý phạm vi chức năng quản lý thuộc Bộ Nội vụ năm 2025?
- Xe ô tô lắp thêm đèn siêu sáng có vi phạm pháp luật không? Sử dụng đèn khi tham gia giao thông được theo quy định pháp luật ra sao?
- Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 7 câu với chủ đề sách là để đọc không phải để trưng bày? Trình bày suy nghĩ về vấn đề sách là để đọc chứ không phải để trưng bày?
- Lời chúc tháng 4 hay, ý nghĩa? Tổng hợp lời chúc tháng 4 cho tất cả mọi người? Tháng 4 được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ?