Cho tàu thuyền khác cập mạn khi đang trong quá trình tiếp nhận nhiên liệu giữa hai tàu bị xử phạt như thế nào?

Cập mạn tàu thuyền khi không có sự cho phép của cảng vụ hàng hải bị xử lý như thế nào? Cập mạn tàu thuyền được pháp luật quy định ra sao? Việc cho tàu thuyền khác cập mạn khi đang trong quá trình tiếp nhận nhiên liệu giữa hai tàu bị xử phạt như thế nào?

Quy định về cập mạn tàu thuyền

Theo Điều 68 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định cập mạn tàu thuyền như sau:

- Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ vào điều kiện bảo đảm an toàn hàng hải, chấp thuận cho phép tàu thuyền cập mạn nhau theo đề nghị của các thuyền trưởng liên quan nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

+ Các tàu thuyền có tổng dung tích từ 1.000 trở lên được cập hàng hải; các loại tàu thuyền khác được cập hàng ba nhưng không được cản trở hoạt động bình thường trong luồng hàng hải và vùng nước trước cầu cảng;

+ Tàu thuyền có kích thước lớn hơn không được cập mạn với loại tàu thuyền có kích thước nhỏ hơn từ phía bên ngoài;

+ Giữa các loại tàu thuyền cập mạn nhau phải buộc dây đúng quy cách và bố trí quả đệm để chống va đập;

+ Chỉ tàu thuyền công vụ, các loại tàu thuyền cấp nước, cấp dầu, cấp thực phẩm, cấp trang thiết bị và vật phẩm dự trữ, tàu đón, trả hoa tiêu, tàu chữa cháy, tàu chuyển tải hành khách từ tàu khách hoặc các tàu thuyền dịch vụ tương tự mới được cập mạn tàu khách.

- Thuyền trưởng phải sử dụng các loại dây thích hợp khi cập mạn tàu, cấm buộc dây lên các dầm, khung hoặc các kết cấu khác thuộc công trình cảng, những nơi theo quy định không phải để buộc tàu.

- Trường hợp tàu nước ngoài và tàu Việt Nam cập mạn nhau, thuyền viên, hành khách, người đi theo tàu của hai tàu sang tàu của nhau phải làm thủ tục biên phòng theo quy định.

Cập mạn tàu thuyền

Cập mạn tàu thuyền

Cập mạn tàu thuyền khi không có sự cho phép của cảng vụ hàng hải bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 37 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Neo đậu, neo chờ, cập cầu, cập mạn, di chuyển vị trí hoặc tiến hành các hoạt động tương tự khác trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải theo quy định;
b) Không bố trí đủ đèn chiếu sáng, tín hiệu, báo hiệu, dấu hiệu cảnh báo theo quy định khi tàu làm hàng, neo đậu, cập cầu, cập mạn, di chuyển vị trí;
c) Không có đệm chống va theo quy định;
d) Không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải khi phát hiện thấy sự sai lệch, hư hỏng của các báo hiệu hàng hải tại vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hoặc thực hiện sai kế hoạch, lệnh điều động của Cảng vụ hàng hải;
b) Buộc tàu thuyền vào các báo hiệu hàng hải hoặc các kết cấu khác không dùng để buộc tàu theo quy định.
3. Đối với hành vi tàu thuyền vào neo đậu, làm hàng, đón trả hành khách hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải khác tại vị trí chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tàu thuyền neo chờ nhưng không bảo đảm một trong các điều kiện neo chờ theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu lai dắt, hỗ trợ không theo quy định.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng tàu lai dắt, hỗ trợ theo quy định.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoản 2 và các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tàu thuyền phải rời khỏi vị trí đối với các hành vi vi phạm được quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc khôi phục nguyên trạng vị trí báo hiệu, kết cấu công trình nếu làm di chuyển vị trí hoặc ảnh hưởng đến kết cấu công trình báo hiệu đối với hành vi vi phạm quy định điểm b khoản 2 Điều này.

Theo đó, tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định việc cập mạn tàu thuyền khi chưa có sự cho phép của Cảng vụ hàng hải sẽ bị xử phạt từ 2 đến 5 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là mức xử phạt đối với cá nhân còn tổ chức mức xử phạt sẽ nhân đôi (Điều 5 nghị định 142/2017/NĐ-CP).

Cho tàu thuyền khác cập mạn khi đang trong quá trình tiếp nhận nhiên liệu giữa hai tàu bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 35 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định:

"...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bơm, xả các loại rác hoặc nước dằn tàu, nước có cặn bẩn từ tàu xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển không đúng quy định;
b) Tiến hành bơm chuyển nhiên liệu giữa tàu thuyền và phương tiện khác khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải theo quy định;
c) Không có đủ các trang thiết bị phân ly dầu nước theo quy định hoặc có trang thiết bị nhưng không sử dụng được;
d) Không chấp hành một trong những quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật khi tiếp nhận nhiên liệu;
đ) Cho tàu thuyền khác cập mạn khi đang trong quá trình tiếp nhận nhiên liệu giữa hai tàu;
e) Sử dụng lò đốt rác, lò đốt chất thải trong khu vực cảng biển hoặc sử dụng dầu nhiên liệu chạy máy chính, máy đèn có hàm lượng lưu huỳnh vượt quá chỉ số mức Nox, SO2 cho phép.
..."

Theo đó, cho tàu thuyền khác cập mạn tàu thuyền của mình khi đang trong quá trình tiếp nhận nhiên liệu giữa hai tàu bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay quy định này đã bị bãi bỏ bởi khoản 43 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Cập mạn tàu thuyền
Cho tàu thuyền khác cập mạn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cập mạn tàu thuyền được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cho tàu thuyền khác cập mạn khi đang trong quá trình tiếp nhận nhiên liệu giữa hai tàu bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cập mạn tàu thuyền
2,976 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cập mạn tàu thuyền Cho tàu thuyền khác cập mạn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cập mạn tàu thuyền Xem toàn bộ văn bản về Cho tàu thuyền khác cập mạn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào