Chở người khác đi cướp giật tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì làm thế nào để được giảm nhẹ trách nhiệm?
- Chở người khác đi cướp giật tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì làm thế nào để được giảm nhẹ trách nhiệm?
- Người chở người khác đi cướp giật tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
- Tội cướp giật tài sản bị phạt cao nhất bao nhiêu năm tù?
Chở người khác đi cướp giật tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì làm thế nào để được giảm nhẹ trách nhiệm?
Căn cứ theo Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Bên cạnh đó, tại Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Và Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
...
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
...
Theo đó, đối với trường hợp vợ anh chở người khác cướp giật tài sản được xem là đồng phạm, trường hợp này sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015.
Để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự gia đình anh cần chủ động sửa chữa khắc phục hậu quả có thể thực hiện trả lại tiền cho người bị cướp giật, bồi thường thiệt hại cho họ nếu có.
Để họ có thể làm đơn xin bãi nại cho vợ anh. Anh lưu ý đơn bãi nại này chỉ là cơ sở để tòa án xem xét giảm nhẹ hình phạt chứ không phải có đơn này là tòa án không truy cứu trách nhiệm hình sự anh nha.
Ngoài ra, vợ anh trong quá trình điều tra xét xử vụ án cũng nên thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải thì cũng là căn cứ để Tòa án xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Cướp giật tài sản (Hình từ Internet)
Người chở người khác đi cướp giật tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Theo đó, trường hợp này vợ anh đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì khi tiến hành xét xử đưa ra bản án tòa án sẽ trực tiếp cho vợ anh được tạm hoãn chấm hành án cho đến khi con anh đủ 36 tháng tuổi anh nhé.
Tội cướp giật tài sản bị phạt cao nhất bao nhiêu năm tù?
Tội cướp giật tài sản bị phạt cao nhất bao nhiêu năm tù, thì theo Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Theo đó, người phạm tội cướp giật tài sản bị phạt cao nhất là tù chung thân nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
- Làm chết người;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?