Cho công ty khác vay vốn với lãi suất 0% thì có bị ấn định thuế? Căn cứ nào dùng để ấn định thuế đối với tổ chức?
Cho công ty khác vay với lãi suất 0% thì có bị ấn định thuế?
Theo Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế như sau:
Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
1. Người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau đây:
a) Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế;
b) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
c) Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
d) Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế theo quy định;
đ) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
...
Dẫn chiếu đến Mục 1 Công văn 4975/TCT-CS năm 2016 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành có nêu trường hợp tương tự:
1. Đối với khoản tiền Công ty cho Công ty TNHH MM XK Việt Mỹ vay không tính lãi suất
Tại Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong trường hợp: “Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
Căn cứ quy định trên, từ năm 2010 đến năm 2013, Công ty TNHH May Trịnh Vương cho Công ty TNHH MM XK Việt Mỹ vay vốn với lãi suất 0% thì hoạt động vay vốn trên là việc thực hiện trao đổi không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường. Tổng cục Thuế thống nhất về ý kiến xử lý của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh tại công văn số 8767/CT-TT1 ngày 9/9/2016 nêu trên, cụ thể: Công ty thuộc diện bị ấn định thuế theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo đó, trên tinh thần của công văn này, việc cho công ty khác vay vốn với lãi suất 0% bị xem là “Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường" và sẽ bị ấn định thuế.
Cho công ty khác vay vốn với lãi suất 0% thì có bị ấn định thuế? Căn cứ nào dùng để ấn định thuế đối với tổ chức? (hình từ internet)
Căn cứ dùng để ấn định thuế đối với tổ chức được quy định thế nào?
Căn cứ ấn định thuế được quy định tại Điều 15 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Căn cứ ấn định thuế
1. Người nộp thuế bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp
...
b) Căn cứ ấn định thuế
b.1) Đối với người nộp thuế là tổ chức
Căn cứ cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực; kết quả xác minh; số tiền thuế phải nộp bình quân tối thiểu của 03 cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương, cơ sở kinh doanh không có hoặc có nhưng không đủ thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô cơ sở kinh doanh thì lấy thông tin của cơ sở kinh doanh tại địa phương khác để thực hiện ấn định theo từng yếu tố.
...
Theo đó, căn cứ dùng để ấn định thuế đối với tổ chức được quy định như sau:
- Căn cứ cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại;
- Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;
- Kết quả xác minh;
- Số tiền thuế phải nộp bình quân tối thiểu của 03 cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương;
- Trường hợp tại địa phương, cơ sở kinh doanh không có hoặc có nhưng không đủ thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô cơ sở kinh doanh thì lấy thông tin của cơ sở kinh doanh tại địa phương khác để thực hiện ấn định theo từng yếu tố.
Thủ tục ấn định thuế trong trường hợp cho công ty khác vay với lãi suất 0% quy định ra sao?
Thủ tục ấn định thuế trong trường hợp công ty khác vay với lãi suất 0% quy định tại Điều 16 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể thực hiện như sau:
- Khi ấn định thuế, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc ấn định thuế và ban hành quyết định ấn định thuế. Quyết định ấn định thuế phải nêu rõ lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế.
- Trường hợp cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế thì lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế phải được ghi trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế.
- Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định thì cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?