Chính sách nhà nước về hoạt động quy hoạch có bao gồm việc quản lý phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường hay không?
- Chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch có bao gồm việc nhà nước quản lý phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường hay không?
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch bao gồm những hoạt động gì?
- Những ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về hoạt động quy hoạch sẽ được xử lý như thế nào?
Chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch có bao gồm việc nhà nước quản lý phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường hay không?
Chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch có bao gồm việc nhà nước quản lý phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 10 Luật Quy hoạch 2017 như sau:
Chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch
1. Nhà nước quản lý phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
2. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và huy động nguồn lực để thúc đẩy phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
3. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động quy hoạch bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch.
4. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động quy hoạch.
5. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch.
Như vậy, theo quy định của pháp luật việc nhà nước quản lý phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt là một trong những chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch.
Ngoài ra, chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch là thông qua việc ban hành những cơ chế, chính sách như sau:
- Nhằm khuyến khích và huy động nguồn lực để có thể thúc đẩy phát triển bền vững gắn với vảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động quy hoạch bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phầm kinh tế có thể tham gia vào hoạt động quy hoạch.
- Tăng cường các hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch.
Chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch có bao gồm việc nhà nước quản lý phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường hay không? (Hình từ internet)
Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch bao gồm những hoạt động gì?
Các hoạt động hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch bao gồm những gì được quy định tại Điều 11 Luật Quy hoạch 2017 như sau:
Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch
1. Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch nhằm bảo đảm hoạt động quy hoạch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch quy định tại Điều 4 của Luật này.
2. Các hoạt động hợp tác quốc tế chủ yếu trong hoạt động quy hoạch gồm chia sẻ kinh nghiệm, ứng dụng khoa học và công nghệ mới, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động quy hoạch.
3. Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch phải phù hợp với đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam; bảo đảm nguyên tắc hòa bình, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cùng có lợi, tôn trọng pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về các hoạt động hợp tác quốc tế chủ yếu trong hoạt động quy hoạch bao gồm các hoạt động sau:
- Chia sẻ kinh nghiệm;
- Ứng dụng khoa học và công nghệ mới;
- Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động quy hoạch.
Những ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về hoạt động quy hoạch sẽ được xử lý như thế nào?
Những ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về hoạt động quy hoạch sẽ được xử lý được quy định tại Điều 12 Luật Quy hoạch 2017 như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch
1. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng có quyền tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch; cá nhân có quyền tham gia ý kiến về hoạt động quy hoạch.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn yêu cầu.
3. Cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phải tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch; tạo điều kiện cho cá nhân tham gia ý kiến về hoạt động quy hoạch.
4. Ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về hoạt động quy hoạch phải được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng cá nhân trong việc tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch thì những ý kiến đó phải được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và công khai, minh bạch theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?