Chính quyền địa phương cấp xã có được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân cấp tại địa phương không?

Việc phân định thẩm quyền có cần dựa vào điều kiện thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã không? Chính quyền địa phương cấp xã có được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân cấp tại địa phương không?

Việc phân định thẩm quyền có cần dựa vào điều kiện thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã không?

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương như sau:

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
...
2. Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;
b) Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;
c) Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;
d) Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên; kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
...

Theo đó, việc phân định thẩm quyền có cần dựa vào điều kiện thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã khi sáp nhập cấp xã phải phù hợp với đặc điểm của từng vùng và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương tại nơi được sáp nhập.

Như vậy, việc phân định thẩm quyền cần phải dựa vào điều kiện thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã.

Chính quyền địa phương cấp xã có được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân cấp tại địa phương không?

Chính quyền địa phương cấp xã có được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân cấp tại địa phương không? (Hình từ Internet)

Chính quyền địa phương cấp xã có được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân cấp tại địa phương không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương như sau:

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
...
g) Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.
3. Chính quyền địa phương được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân quyền, phân cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương.
4. Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, các cơ quan của chính quyền địa phương tại các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với quy định tại Luật này, bảo đảm quyền lực nhà nước được kiểm soát hiệu quả.

Theo đó, chính quyền địa phương cấp xã có được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân cấp tại địa phương cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương.

Sáp nhập cấp xã thì việc phân cấp đối với chính quyền địa phương cấp xã phải được quy định tại đâu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về phân cấp như sau:

Phân cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phân cấp cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình hoặc Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được giao theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định không được phân cấp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phân cấp cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý thực hiện liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ mà mình được giao theo quy định của pháp luật để tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc quản trị đơn vị và cung ứng dịch vụ công, trừ trường hợp pháp luật quy định không được phân cấp.
2. Việc phân cấp phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan phân cấp. Cơ quan phân cấp chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được phân cấp có đề nghị và tự bảo đảm điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp.
...

Theo đó, đối với trường hợp sáp nhập cấp xã thì việc phân cấp đối với chính quyền địa phương cấp xã phải được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan phân cấp.

Chính quyền địa phương cấp xã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng biên chế chính quyền địa phương cấp xã bình quân khoảng 32 biên chế/1 cấp xã sau sáp nhập (dự kiến)?
Pháp luật
Chính quyền địa phương cấp xã có được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân cấp tại địa phương không?
Pháp luật
Chính quyền địa phương cấp xã muốn đổi tên đơn vị hành chính thì có phải lấy ý kiến của nhân dân tại địa phương không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chính quyền địa phương cấp xã
Đoàn Phạm Khánh Trang Lưu bài viết
46 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào