Chỉnh lý tài liệu lưu trữ của Bộ Tài chính thực hiện theo nguyên tắc nào? Tài liệu lưu trữ sau khi chỉnh lý thì phải bảo đảm những yêu cầu nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là chỉnh lý tài liệu lưu trữ của Bộ Tài chính thực hiện theo nguyên tắc nào? Tài liệu lưu trữ sau khi chỉnh lý thì phải bảo đảm những yêu cầu nào? Câu hỏi của anh Quang Thái đến từ Đà Nẵng.

Chỉnh lý tài liệu lưu trữ của Bộ Tài chính thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Quy chế công tác lưu trữ của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2016, có quy định về chỉnh lý tài liệu như sau:

Chỉnh lý tài liệu
2. Nguyên tắc chỉnh lý
a) Không phân tán phông lưu trữ. Tài liệu của từng đơn vị hình thành phông phải được chỉnh lý và sắp xếp riêng biệt;
b) Khi phân loại, lập hồ sơ (chỉnh sửa hoàn thiện, lập mới hồ sơ) phải tôn trọng sự hình thành tài liệu theo trình tự theo dõi, giải quyết công việc (không phá vỡ hồ sơ đã lập);
c) Tài liệu sau khi chỉnh lý phải phản ánh được các hoạt động của cơ quan hình thành tài liệu; sự liên hệ lôgíc và lịch sử của tài liệu.
...

Như vậy, theo quy định trên thì chỉnh lý tài liệu lưu trữ của Bộ Tài chính thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Không phân tán phông lưu trữ. Tài liệu của từng đơn vị hình thành phông phải được chỉnh lý và sắp xếp riêng biệt;

- Khi phân loại, lập hồ sơ (chỉnh sửa hoàn thiện, lập mới hồ sơ) phải tôn trọng sự hình thành tài liệu theo trình tự theo dõi, giải quyết công việc (không phá vỡ hồ sơ đã lập);

- Tài liệu sau khi chỉnh lý phải phản ánh được các hoạt động của cơ quan hình thành tài liệu; sự liên hệ lôgíc và lịch sử của tài liệu.

Tài liệu lưu trữ

Tài liệu lưu trữ (Hình từ Internet)

Tài liệu lưu trữ sau khi chỉnh lý thì phải bảo đảm những yêu cầu nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 8 Quy chế công tác lưu trữ của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2016, có quy định về chỉnh lý tài liệu như sau:

Chỉnh lý tài liệu
4. Yêu cầu đối với tài liệu sau khi chỉnh lý
a) Phân loại và lập thành hồ sơ hoàn chỉnh theo nguyên tắc nghiệp vụ lưu trữ;
b) Xác định thời hạn bảo quản cho hồ sơ, tài liệu;
c) Hệ thống hóa hồ sơ, tài liệu;
d) Lập các công cụ tra cứu: Mục lục hồ sơ, cơ sở dữ liệu và các công cụ tra cứu khác phục vụ cho việc quản lý và tra cứu sử dụng tài liệu;
e) Lập danh mục tài liệu hết giá trị cần loại ra để hủy (nếu có);
f) Lập danh mục tài liệu bảo quản vĩnh viễn (nếu có);
g) Lập danh mục tài liệu lạc phông (nếu có);
h) Lập danh mục tài liệu bảo quản có thời hạn;
i) Tài liệu đưa lên giá được sắp xếp khoa học, có chỉ dẫn khai thác.

Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu lưu trữ sau khi chỉnh lý thì phải bảo đảm những yêu cầu sau:

- Phân loại và lập thành hồ sơ hoàn chỉnh theo nguyên tắc nghiệp vụ lưu trữ;

- Xác định thời hạn bảo quản cho hồ sơ, tài liệu;

- Hệ thống hóa hồ sơ, tài liệu;

- Lập các công cụ tra cứu: Mục lục hồ sơ, cơ sở dữ liệu và các công cụ tra cứu khác phục vụ cho việc quản lý và tra cứu sử dụng tài liệu;

- Lập danh mục tài liệu hết giá trị cần loại ra để hủy (nếu có);

- Lập danh mục tài liệu bảo quản vĩnh viễn (nếu có);

- Lập danh mục tài liệu lạc phông (nếu có);

- Lập danh mục tài liệu bảo quản có thời hạn;

- Tài liệu đưa lên giá được sắp xếp khoa học, có chỉ dẫn khai thác.

Tài liệu lưu trữ sau khi chỉnh lý được quản lý như thế nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điêu 7 Quy chế công tác lưu trữ của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2016, có quy định về quản lý tài liệu lưu trữ trong trường hợp sáp nhập, giải thể, chia tách và chuyển đổi hình thức sở hữu như sau:

Quản lý tài liệu lưu trữ trong trường hợp sáp nhập, giải thể, chia tách và chuyển đổi hình thức sở hữu
5. Tài liệu lưu trữ sau khi chỉnh lý được quản lý như sau:
a) Tài liệu lưu trữ của các đơn vị thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử được giao nộp vào Lưu trữ lịch sử có thẩm quyền;
b) Tài liệu lưu trữ của các đơn vị không thuộc nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử được quản lý tại Lưu trữ cơ quan của cơ quan doanh nghiệp mới tiếp nhận trụ sở cũ; trường hợp cơ quan giải thể, doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc không có cơ quan, doanh nghiệp tiếp nhận trụ sở cũ hoặc có nhiều cơ quan, doanh nghiệp mới cùng tiếp nhận trụ sở cũ thì tài liệu lưu trữ của cơ quan, doanh nghiệp được giao nộp vào lưu trữ cơ quan theo quyết định của cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu lưu trữ sau khi chỉnh lý được quản lý như sau:

- Tài liệu lưu trữ của các đơn vị thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử được giao nộp vào Lưu trữ lịch sử có thẩm quyền;

- Tài liệu lưu trữ của các đơn vị không thuộc nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử được quản lý tại Lưu trữ cơ quan của cơ quan doanh nghiệp mới tiếp nhận trụ sở cũ;

- Trường hợp cơ quan giải thể, doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc không có cơ quan, doanh nghiệp tiếp nhận trụ sở cũ hoặc có nhiều cơ quan, doanh nghiệp mới cùng tiếp nhận trụ sở cũ thì tài liệu lưu trữ của cơ quan, doanh nghiệp được giao nộp vào lưu trữ cơ quan theo quyết định của cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Tài liệu lưu trữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan tổ chức có tài liệu lưu trữ có phải định kỳ thực hiện chế độ thống kê lưu trữ hay không?
Pháp luật
Thủ tục cấp bản sao tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia được thực hiện như thế nào? Hồ sơ thực hiện thủ tục gồm những gì?
Pháp luật
Người nào có thẩm quyền quyết định hủy tài liệu lưu trữ hết giá trị của Bộ Khoa học và Công nghệ?
Pháp luật
Công chức ngoài Bộ Khoa học và Công nghệ có được phép sử dụng tài liệu lưu trữ của Bộ Khoa học và Công nghệ không?
Pháp luật
Tài liệu lưu trữ của Tổng cục Thể dục thể thao được bảo quản theo nguyên tắc nào? Chánh Văn phòng Tổng cục này có trách nhiệm bảo quản tài liệu lưu trữ như thế nào?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ bảo quản tại kho lưu trữ đơn vị thuộc Tổng cục Thể dục thể thao?
Pháp luật
Đơn vị muốn tiêu hủy tài liệu lưu trữ hết giá trị của Tổng cục Thể dục thể thao thì hồ sơ gồm những gì?
Pháp luật
Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ của Tổng cục Thể dục thể thao làm việc theo phương thức nào?
Pháp luật
Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo những việc nào?
Pháp luật
Thủ tục giao nộp tài liệu lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào Lưu trữ cơ quan được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài liệu lưu trữ
4,405 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài liệu lưu trữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài liệu lưu trữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào