Chiếu xạ y tế được áp dụng cho những đối tượng nào? Việc sử dụng chiếu xạ y tế phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Chiếu xạ y tế được áp dụng cho những đối tượng nào? Việc sử dụng chiếu xạ y tế phải đảm bảo nguyên tắc gì? Cơ sở y tế khi thiết lập chương trình bảo đảm chất lượng riêng cho chiếu xạ y tế phải bao gồm những nội dung nào? Câu hỏi của anh Nghĩa (Hải Phòng).

Chiếu xạ y tế được áp dụng cho những đối tượng nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chiếu xạ y tế là sự tác động của bức xạ ion hóa lên các đối tượng sau:
a) Người bệnh khi thực hiện chẩn đoán hoặc điều trị bệnh;
b) Người được kiểm tra hoặc giám định sức khỏe;
c) Người tình nguyện tham gia nghiên cứu y sinh học;
d) Người tình nguyện giúp đỡ, chăm sóc người bệnh (việc đó không phải là nghề nghiệp của họ) khi người bệnh được chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa.
...

Theo đó, chiếu xạ y tế là sự tác động của bức xạ ion hóa lên các đối tượng sau:

- Người bệnh khi thực hiện chẩn đoán hoặc điều trị bệnh;

- Người được kiểm tra hoặc giám định sức khỏe;

- Người tình nguyện tham gia nghiên cứu y sinh học;

- Người tình nguyện giúp đỡ, chăm sóc người bệnh (việc đó không phải là nghề nghiệp của họ) khi người bệnh được chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa.

Chiếu xạ y tế được áp dụng cho những đối tượng nào? Việc sử dụng chiếu xạ y tế phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Chiếu xạ y tế được áp dụng cho những đối tượng nào? Việc sử dụng chiếu xạ y tế phải đảm bảo nguyên tắc gì? (hình từ Internet)

Việc sử dụng chiếu xạ y tế phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Tại Điều 20 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định như sau:

Kiểm soát chiếu xạ y tế
1. Bác sỹ điều trị là người chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người bệnh, có trách nhiệm:
a) Chỉ định chẩn đoán, điều trị cho người bệnh bằng bức xạ ion hóa chỉ khi chắc chắn lợi ích đem lại cho người bệnh là đáng kể so với tác hại mà họ phải chịu;
b) Khi có hai phương pháp chẩn đoán hoặc điều trị cùng đem lại kết quả như nhau thì không chỉ định phương pháp dùng bức xạ ion hóa;
c) Cần có xem xét đặc biệt khi chỉ định chẩn đoán, điều trị bằng bức xạ ion hóa đối với trẻ em, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai hoặc trong thời gian đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, cụ thể:
- Hỏi người bệnh và kiểm tra để chắc chắn họ không đang có thai hoặc không trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trong trường hợp chỉ định sử dụng thuốc phóng xạ) trước khi chỉ định chẩn đoán hoặc điều trị;
- Tránh chỉ định dùng bức xạ ion hóa để khám, chữa bệnh cho phụ nữ có thai hoặc nghi có thai hoặc đang trong thời gian đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trường hợp sử dụng thuốc phóng xạ) trừ khi có chỉ định lâm sàng bắt buộc. Trường hợp chỉ định lâm sàng là bắt buộc phải thông báo cho nhân viên y tế, nhân viên vận hành thiết bị biết để có biện pháp bảo vệ thích hợp cho người bệnh;
- Chỉ sử dụng thuốc phóng xạ để khám, chữa bệnh cho trẻ em khi có chỉ định lâm sàng bắt buộc và phải giảm hoạt độ phóng xạ được chỉ định.
d) Tham khảo thông tin các lần khám trước để tránh việc kiểm tra bổ sung nếu không cần thiết;
đ) Chỉ định mức chiếu xạ, liều lượng thuốc phóng xạ sử dụng ở mức tối thiểu nhưng đủ để đạt được mục đích khám chữa bệnh trên cơ sở các mức chỉ dẫn trong chiếu xạ y tế tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Các nhân viên y tế, nhân viên vận hành thiết bị bức xạ có trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người bệnh khi thực hiện công việc của mình như sau:
a) Bảo đảm mọi sự chiếu xạ y tế chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sỹ điều trị và được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ điều trị;
b) Bảo đảm thiết bị được dùng là thích hợp.

Đối chiếu với quy định này thì mọi sự chiếu xạ y tế chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sỹ điều trị và được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ điều trị.

Cơ sở y tế khi thiết lập chương trình bảo đảm chất lượng riêng cho chiếu xạ y tế phải bao gồm những nội dung nào?

Theo Điều 20 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định như sau:

Kiểm soát chiếu xạ y tế
...
7. Cơ sở y tế phải thiết lập chương trình bảo đảm chất lượng riêng cho chiếu xạ y tế bao gồm các nội dung:
a) Bảo đảm các thiết bị bức xạ, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo đúng quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này;
b) Xác lập các thông số và điều kiện sử dụng thiết bị bức xạ tối ưu để dùng làm giá trị tham chiếu cho kiểm định, hiệu chuẩn.
8. Cơ sở y tế có trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người giúp đỡ, chăm sóc người bệnh đang chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa bằng các biện pháp như sau:
a) Hướng dẫn các biện pháp cơ bản để bảo đảm an toàn bức xạ, quy trình an toàn trước khi để họ tham gia các công việc này;
b) Cung cấp trang thiết bị bảo hộ thích hợp để giảm liều chiếu xạ;
c) Kiểm soát để bảo đảm liều chiếu xạ các đối tượng này phải chịu trong khoảng thời gian chẩn đoán hoặc điều trị của người bệnh không vượt quá 5 mSv.
9. Cơ sở y tế phải tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp khắc phục và lập thành hồ sơ lưu giữ đối với các trường hợp chiếu xạ y tế sự cố gây ra hoặc có nguy cơ dẫn đến liều chiếu xạ trên người bệnh lớn hơn mức dự kiến.

Theo đó, cơ sở y tế khi thiết lập chương trình bảo đảm chất lượng riêng cho chiếu xạ y tế phải bao gồm những nội dung sau:

- Bảo đảm các thiết bị bức xạ, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo đúng quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này;

- Xác lập các thông số và điều kiện sử dụng thiết bị bức xạ tối ưu để dùng làm giá trị tham chiếu cho kiểm định, hiệu chuẩn.

Chiếu xạ y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có áp dụng chiếu xạ y tế trên nhóm dân cư hay không? Tổ chức, cá nhân sử dụng chiếu xạ y tế phải thực hiện những công việc nào?
Pháp luật
Chiếu xạ y tế là gì? Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng chiếu xạ y tế phải có những trách nhiệm gì?
Pháp luật
Chiếu xạ y tế được áp dụng cho những đối tượng nào? Việc sử dụng chiếu xạ y tế phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Mức chỉ dẫn trong chiếu xạ y tế là gì? Mức chỉ dẫn trong chiếu xạ y tế được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiếu xạ y tế
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
859 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chiếu xạ y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào