Chiếm hữu tài sản là gì? Tài sản gây thiệt hại thì người chiếm hữu tài sản phải bồi thường đúng không?
Chiếm hữu tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 thì chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Theo đó, chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
Và việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, chiếm hữu tài sản có thể hiểu là việc một người hoặc một tổ chức thực tế kiểm soát, sử dụng hoặc nắm giữ một tài sản cụ thể, dù cho việc chiếm hữu đó có thể là hợp pháp hay không.
Theo đó, chiếm hữu có thể được phân loại thành hai loại chính:
(1) Chiếm hữu hợp pháp: Khi người chiếm hữu có quyền hợp pháp đối với tài sản, như chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền.
(2) Chiếm hữu bất hợp pháp: Khi người chiếm hữu không có quyền hợp pháp đối với tài sản đó, ví dụ như việc chiếm đoạt tài sản của người khác.
Chiếm hữu tài sản có thể liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý, bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, và các tranh chấp liên quan đến tài sản.
Chiếm hữu tài sản là gì? Tài sản gây thiệt hại thì người chiếm hữu tài sản phải bồi thường đúng không? (Hình từ Internet)
Trong trường hợp tài sản gây thiệt hại cho người khác thì người chiếm hữu tài sản phải bồi thường đúng không?
Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Chiếu theo quy định trên, trường hợp tài sản gây thiệt hại thì người chiếm hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì người chiếm hữu tài sản có thể bồi thường thiệt hại bằng hiện vật hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Như vậy, các bên có thể thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại bằng tiền hoặc bằng hiện vật hoặc phương thức khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Lưu ý:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?