Chỉ tiêu chất lượng và mức yêu cầu của thóc nhập kho và thóc xuất kho dự trữ quốc gia có chênh lệch gì không?
- Chỉ tiêu chất lượng và mức yêu cầu của thóc tẻ nhập kho và thóc xuất kho dự trữ quốc gia có chênh lệch gì không?
- Xác định hạt rạn nứt đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia theo quy trình thế nào?
- Kê xếp thóc trong kho dự trữ quốc gia quy định những điều kiện gì đối với thóc bảo quản đổ rời và thóc bảo quản ở dạng đóng bao?
Chỉ tiêu chất lượng và mức yêu cầu của thóc tẻ nhập kho và thóc xuất kho dự trữ quốc gia có chênh lệch gì không?
Theo quy định tại Bảng 1 Mục 2.1.2, Bảng 2 Mục 2.2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2020/BTC về Thóc tẻ dự trữ quốc gia có quy định về chỉ tiêu chất lượng và mức yêu cầu của thóc nhập kho và thóc xuất kho dự trữ quốc gia như sau:
"2.1. Chất lượng thóc nhập kho dự trữ quốc gia
Thóc nhập kho dự trữ quốc gia phải là thóc mới. Tùy thuộc vào tình hình sản xuất, thời vụ từng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định thời vụ thóc nhập kho phù hợp.
...
2.1.2. Yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng
Thóc nhập kho phải bảo đảm yêu cầu chất lượng theo quy định tại Bảng 1.
Bảng 1: Chỉ tiêu chất lượng của thóc nhập kho DTQG
Chỉ tiêu chất lượng - Mức yêu cầu
1. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn: 14,0
Đối với thóc nhập kho tại miền Nam: 14,5
2. Tạp chất, % khối lượng, không lớn hơn: 2,5
3. Hạt xanh non, % khối lượng, không lớn hơn: 6,0
4. Hạt hư hỏng, % khối lượng, không lớn hơn: 2,0
5. Hạt vàng, % khối lượng, không lớn hơn: 0,5
6. Hạt bạc phấn, % khối lượng, không lớn hơn: 7,0
7. Hạt lẫn loại, % khối lượng, không lớn hơn: 9,0
8. Hạt đỏ, % khối lượng, không lớn hơn: 5,0
9. Hạt rạn nứt, % khối lượng, không lớn hơn: 10,0
10. Tỷ lệ gạo lật, % khối lượng, không nhỏ hơn: 77,0
2.2. Chất lượng thóc xuất kho dự trữ quốc gia
...
2.2.2. Yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng
Thóc xuất kho phải đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định tại Bảng 2.
Bảng 2: Chỉ tiêu chất lượng của thóc xuất kho DTQG
Chỉ tiêu chất lượng - Mức yêu cầu
1. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn: 14,0
Đối với thóc xuất kho tại miền Nam: 14,5
2. Tạp chất, % khối lượng, không lớn hơn: 3,0
3. Hạt xanh non, % khối lượng, không lớn hơn: 6,0
4. Hạt hư hỏng, % khối lượng, không lớn hơn: 3,0
5. Hạt vàng, % khối lượng, không lớn hơn: 1,25
6. Hạt bạc phấn, % khối lượng, không lớn hơn: 7,0
7. Hạt lẫn loại, % khối lượng, không lớn hơn: 9,0
8. Hạt đỏ, % khối lượng, không lớn hơn: 5,0
9. Hạt rạn nứt, % khối lượng, không lớn hơn: 12,0
10. Tỷ lệ gạo lật, % khối lượng, không nhỏ hơn: 77,0."
Đối chiếu với Bảng 1 Mục 2.1.2, Bảng 2 Mục 2.2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2020/BTC thì về các chỉ tiêu chất - mức yêu cầu của thóc nhập, xuất kho dự trữ quốc gia không có sự thay đổi nào hết. Khối lượng các loại hạt vẫn giữ nguyên tỷ lệ %.
Chỉ tiêu chất lượng và mức yêu cầu của thóc nhập kho và thóc xuất kho dự trữ quốc gia có chênh lệch gì không? (Hình từ Internet)
Xác định hạt rạn nứt đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia theo quy trình thế nào?
Theo Mục 3.2.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2020/BTC về Thóc tẻ dự trữ quốc gia có quy định việc xác định hạn rạn nứt như sau:
"3.2.3. Xác định hạt rạn nứt
3.2.3.1. Dụng cụ
- Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.
- Kính lúp.
3.2.3.2. Tiến hành
Từ phần mẫu thử 1, sau khi loại tạp chất, cân 10 g thóc với độ chính xác đến 0,01 g, tiến hành bóc vỏ trấu bằng tay sau đó dùng kính lúp tách những hạt gạo lật có vết rạn nứt, gãy và cân chính xác đến 0,01 g.
3.2.3.3. Tính toán và biểu thị kết quả
Tỷ lệ hạt rạn nứt, X1 được tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức
Trong đó:
m1 là khối lượng hạt rạn nứt, tính bằng gam (g);
mts là khối lượng thóc sạch, tính bằng gam (g).
Kết quả phép thử là giá trị trung bình của hai lần xác định song song trên cùng một mẫu thử khi chênh lệch giữa hai kết quả không vượt quá 1 % giá trị trung bình. Biểu thị kết quả đến một chữ số thập phân."
Kê xếp thóc trong kho dự trữ quốc gia quy định những điều kiện gì đối với thóc bảo quản đổ rời và thóc bảo quản ở dạng đóng bao?
Về kê xếp thóc trong kho, căn cứ tại Mục 4.3.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2020/BTC về Thóc tẻ dự trữ quốc gia thì:
- Thóc bảo quản đổ rời: Độ cao khối hạt tối đa 3,5 m; chiều cao đỉnh khối hạt đảm bảo cách trần kho ít nhất 1,7 m, khối lượng một lô không quá 300 tấn. Yêu cầu trong quá trình nhập kho cần giữ cho khối hạt không bị lèn, nén chặt.
- Thóc bảo quản ở dạng đóng bao: Các bao thóc được xếp ngay ngắn tạo thành lô, từ 5 đến 6 lớp bao xếp giật lùi vào ít nhất 0,1 m tạo thành một cấp, trong mỗi lớp, các bao được xếp cài khóa vào nhau đảm bảo lô thóc không bị nghiêng, đổ trong quá trình bảo quản, chiều cao tối đa không quá 4 m, khối lượng một lô không quá 300 tấn.
Lô thóc phải cách tường tối thiểu 0,5 m, đỉnh lô thóc đảm bảo cách trần kho tối thiểu 1,7 m, các lô cách nhau tối thiểu 1 m. Tạo các giếng và rãnh thông thoáng trong khi chất xếp; Lô chất xếp có khối lượng đến 100 tấn không cần tạo giếng; lô trên 100 tấn đến 150 tấn cần tạo 01 giếng; lô trên 150 tấn đến 300 tấn cần tạo 2 giếng. Giếng được tạo từ lớp bao đầu tiên tới đỉnh lô, kích thước giếng 1 m x 1 m.
Theo độ cao lô thóc cần tạo 3 tầng rãnh đều nhau. Các rãnh được tạo theo cả 2 chiều rộng và dài của lô thông với giếng, kích thước của rãnh 0,3 m x 0,3 m.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?