Chi phí thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B được lấy từ đâu theo quy định?
Chi phí thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B được lấy từ đâu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư công 2024 có quy định như sau:
Chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công
1. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.
2. Chi phí thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư được sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công, chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và thực hiện quyết toán trong giá trị tổng mức đầu tư của dự án.
Trường hợp dự án không được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, các khoản chi thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án được hạch toán và quyết toán theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chi phí thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B được sử dụng từ nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này.
Chi phí thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B được lấy từ đâu theo quy định? (Hình từ Internet)
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ vào Điều 35 Luật Đầu tư công 2024 quy định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;
- Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí vốn phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
- Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành;
- Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội;
- Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
- Giải pháp tổ chức thực hiện.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B sử dụng vốn ODA?
Căn cứ vào Điều 18 Luật Đầu tư công 2024 có quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Dự án quan trọng quốc gia.
2. Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách trung ương, trừ chương trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án sau đây:
a) Dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Luật này;
b) Dự án nhóm A do Bộ, cơ quan trung ương quản lý có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên.
4. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương, nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý;
b) Dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương các cấp, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương, nguồn vốn hợp pháp của địa phương trên địa bàn tỉnh, dự án nhóm A thực hiện trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trừ dự án quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án sau đây:
a) Dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý;
b) Dự án nhóm B, nhóm C thực hiện trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B sử dụng vốn ODA.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết 4 5 câu thể hiện tình cảm cảm xúc của em khi sắp kết thúc năm học? Viết đoạn văn về tình cảm cảm xúc của em khi kết thúc năm học?
- Mẫu Tờ khai đăng ký thuế dùng cho đơn vị phụ thuộc mới nhất theo Thông tư 86? Cách viết Tờ khai thế nào?
- Mẫu Biên bản họp Tổ kiểm tra đóng góp dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đảng viên là mẫu nào? Tải mẫu?
- Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã 2025 được Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 20/6/2025?
- 10+ Đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu? Bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ?