Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu là bao nhiêu?
- Vốn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những nguồn nào?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu là bao nhiêu?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc nào?
Vốn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những nguồn nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 93/2017/NĐ-CP thì vốn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
(1) Vốn chủ sở hữu:
- Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá;
- Thặng dư vốn cổ phần;
- Các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính;
- Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối, lỗ lũy kế chưa xử lý;
- Vốn khác thuộc sở hữu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(2) Vốn huy động:
- Vốn huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân; vốn huy động thông qua phát hành các loại giấy tờ có giá;
- Vốn nhận ủy thác đầu tư;
- Vốn vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước;
- Vốn vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(3) Vốn khác theo quy định của pháp luật.
Vốn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu là bao nhiêu?
Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 93/2017/NĐ-CP như sau:
Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp
1. Giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp được xác định bằng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp và thặng dư vốn cổ phần, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý) được phản ánh trên sổ sách kế toán.
2. Trong quá trình hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định.
3. Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, vốn được cấp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải công bố công khai số vốn điều lệ, vốn được cấp mới.
Như vậy, trong quá trình hoạt động, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định.
Lưu ý: Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, vốn được cấp, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải công bố công khai số vốn điều lệ, vốn được cấp mới.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc nào?
Việc mua, đầu tư vào tài sản cố định của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 93/2017/NĐ-CP như sau:
Sử dụng vốn, tài sản
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng vốn hoạt động để kinh doanh theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác có liên quan, đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán. Tổ chức tín dụng phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước, việc mua sắm, đầu tư tài sản cố định còn phải thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Việc điều động vốn, tài sản giữa các chi nhánh hoặc giữa các công ty thành viên độc lập của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp ghi trên sổ sách kế toán. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp ghi trên sổ sách kế toán.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?