Chi nhánh ngân hàng nước ngoài muốn thay đổi địa điểm đặt trụ sở sang tỉnh khác thì cần phải làm gì?

Nhờ hỗ trợ giúp anh các bước cần phải làm để thực hiện thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của chi nhánh ngân nước ngoài sang tỉnh khác. Cụ thể, cần chuẩn bị hồ sơ ra sao, thủ tục thực hiện như thế nào? - Anh Minh Huy (Hà Nội).

Thủ tục thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài sang tỉnh khác được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 50/2018/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-NHNN), trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài sang địa bàn tỉnh, thành phố khác với nơi đang đặt trụ sở được thực hiện như sau:

Bước 01: Lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

Bước 02: Chấp thuận đề nghị chuyển địa điểm đặt trụ sở

Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị chuyển địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.

Bước 03: Đề nghị sửa đổi địa điểm đặt trụ sở tại Giấy phép

Tối thiểu 30 ngày làm việc trước ngày dự kiến hoạt động tại địa điểm được chấp thuận, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản đề nghị sửa đổi địa điểm đặt trụ sở tại Giấy phép gửi Ngân hàng Nhà nước, trong đó báo cáo ngày bắt đầu hoạt động tại địa điểm được chấp thuận và việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện của trụ sở theo quy định của pháp luật.

Bước 04: Quyết định sửa đổi địa điểm đặt trụ sở tại Giấy phép

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị quy định tại khoản 4 Điều này, Ngân hàng Nhà nước có quyết định sửa đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Giấy phép.

Trường hợp không sửa đổi, bổ sung Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Chi nhánh ngân hàng

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Hình từ Internet)

Để thay đổi địa địa điểm đặt trụ sở sang tỉnh khác thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 50/2018/TT-NHNN, khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác với địa bàn tỉnh, thành phố nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đặt trụ sở thì hồ sơ đề nghị thay đổi sẽ gồm những giấy tờ như sau:

(1) Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:

- Địa điểm hiện tại;

- Địa điểm dự kiến chuyển đến;

- Lý do thay đổi;

- Kế hoạch lắp đặt trang thiết bị tại trụ sở mới đảm bảo đáp ứng các điều kiện đối với trụ sở theo quy định của pháp luật;

- Kế hoạch chuyển trụ sở để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động;

(2) Văn bản của ngân hàng mẹ thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

(3) Văn bản, tài liệu chứng minh chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền sử dụng hoặc sẽ có quyền sử dụng hợp pháp trụ sở tại địa điểm mới.

(4) Phương án hoạt động trong 03 năm đầu tại địa bàn mới với các nội dung tối thiểu sau:

- Phân tích, đánh giá nhu cầu dịch vụ ngân hàng tại địa bàn hoạt động mới;

- Dự kiến chiến lược kinh doanh và nêu rõ các thay đổi về chiến lược kinh doanh (nếu có);

- Dự kiến kết quả kinh doanh trong 03 năm đầu hoạt động tại địa bàn mới và các thuyết minh liên quan.

Nộp hồ sơ đề nghị thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại đâu?

Theo Điều 3 Thông tư 50/2018/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-NHNN) thì việc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung sau đây:

Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi
1. Hồ sơ phải được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt. Thành phần hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
2. Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nộp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Văn bản đề nghị do người đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký. Trường hợp ký theo ủy quyền, hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp (sau đây gọi chung là Ngân hàng Nhà nước).

Như vậy, theo quy định nêu trên thì có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp (sau đây gọi chung là Ngân hàng Nhà nước).

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được thực hiện hoạt động chào bán bảo hiểm không?
Pháp luật
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi vay dài hạn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay thông qua phương án cơ cấu nợ đúng không?
Pháp luật
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bao lâu?
Pháp luật
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có phải là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không?
Pháp luật
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động khi đáp ứng những điều kiện nào từ 01/7/2024?
Pháp luật
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thực hiện hoạt động nào theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Pháp luật
13 khoản chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 gồm khoản nào?
Pháp luật
Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện về xếp hạng tín nhiệm như nào?
Pháp luật
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ngân hàng không đúng nội dung trong Giấy phép thì có bị thu Giấy phép hay không?
Pháp luật
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
1,084 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào