Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cần đáp ứng điều kiện gì?
- Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cần đáp ứng điều kiện gì?
- Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được cấp giấy có phải xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán không?
- Vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có thành lập chi nhánh được cấp giấy chứng nhận là bao nhiêu?
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo khoản 4 Điều 21 Luật kiểm toán độc lập 2011 quy định điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
...
4. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
b) Có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh;
c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
d) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
…
Như vậy, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cần đáp ứng điều kiện sau:
- Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
- Có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh;
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
- Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
- Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cần đáp ứng điều kiện gì? (hình từ internet)
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được cấp giấy có phải xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán không?
Theo khoản 5 Điều 21 Luật kiểm toán độc lập 2011 quy định điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
...
5. Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì phải làm thủ tục xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Như vậy, nếu chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được cấp giấy Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì phải làm thủ tục xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có thành lập chi nhánh được cấp giấy chứng nhận là bao nhiêu?
Theo Điều 8 Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định về vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có thành lập chi nhánh tại Việt Nam và vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có thành lập chi nhánh tại Việt Nam và vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm kết thúc năm tài chính gần nhất với thời điểm đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh tối thiểu tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ.
2. Vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không thấp hơn mức vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán và vốn được cấp của chi nhánh tại Việt Nam không thấp hơn vốn quy định tại Khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài và của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thấp hơn các mức vốn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?