Chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký mã số thuế thì có bị thu hồi Giấy phép thành lập không?
- Chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký mã số thuế thì có bị thu hồi Giấy phép thành lập không?
- Ai có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam?
- Chi nhánh công ty luật nước ngoài bị thu hồi Giấy phép thành lập thì phải chấm dứt hoạt động đúng không?
Chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký mã số thuế thì có bị thu hồi Giấy phép thành lập không?
Trường hợp thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh được quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 123/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 137/2018/NĐ-CP) như sau:
Thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động tại Việt Nam;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
d) Không hoạt động liên tục tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật;
đ) Không đăng ký hoạt động sau 60 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
e) Không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động quá 06 tháng, kể từ ngày hết thời hạn tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không còn hoạt động ở nước ngoài;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp Chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập thì có thể bị thu hồi Giấy phép.
Chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký mã số thuế thì có bị thu hồi Giấy phép thành lập không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam?
Thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh công ty luật nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 123/2013/NĐ-CP (khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 137/2018/NĐ-CP) như sau:
Thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
...
g) Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không còn hoạt động ở nước ngoài;
h) Trưởng Chi nhánh, Giám đốc Công ty luật nước ngoài không còn đủ điều kiện hành nghề theo quy định tại Điều 74 của Luật luật sư; không được gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam hoặc hết thời hạn hành nghề ghi trong Giấy phép nhưng không làm thủ tục gia hạn;
i) Không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 68 của Luật luật sư.
2. Bộ Tư pháp quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài.
3. Sở Tư pháp quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài và theo dõi, giám sát chi nhánh, công ty luật nước ngoài trong việc thực hiện các thủ tục quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 39 của Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, Bộ Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Chi nhánh công ty luật nước ngoài bị thu hồi Giấy phép thành lập thì phải chấm dứt hoạt động đúng không?
Chấm dứt hoạt động của chi nhánh được quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2013/NĐ-CP như sau:
Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài chấm dứt hoạt động khi bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
...
3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động do bị thu hồi Giấy phép thành lập quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 40 của Nghị định này thì chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác; thực hiện xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác; giải quyết xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở về việc hoàn tất thủ tục nói trên; nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký việc sử dụng con dấu.
Như vậy, theo quy định, trường hợp chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép thành lập thì cũng sẽ bị chấm dứt hoạt động.
Lưu ý: Trong trường hợp chi nhánh của công ty luật nước ngoài chấm dứt hoạt động do bị thu hồi Giấy phép thành lập vì không đăng ký mã số thuế thì chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập, chi nhánh công ty luật nước ngoài phải:
- Nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác;
- Thực hiện xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác;
- Giải quyết xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?