Chỉ dẫn kỹ thuật xây dựng là gì? Chỉ dẫn kỹ thuật có phải là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng không?
Chỉ dẫn kỹ thuật xây dựng là gì?
Theo Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.
2. Quản lý thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan để việc thi công xây dựng công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thiết kế và mục tiêu đề ra.
3. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
...
Như vậy, chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
Chỉ dẫn kỹ thuật xây dựng là gì? Chỉ dẫn kỹ thuật có phải là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng không? (Hình từ internet)
Chỉ dẫn kỹ thuật có phải là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng không?
Theo Điều 142 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:
Hồ sơ hợp đồng xây dựng
1. Hồ sơ hợp đồng xây dựng gồm hợp đồng có nội dung theo quy định tại Điều 141 của Luật này và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
2. Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng gồm một số hoặc toàn bộ các tài liệu sau:
a) Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu;
b) Điều kiện cụ thể của hợp đồng hoặc Điều khoản tham chiếu đối với hợp đồng tư vấn xây dựng;
c) Điều kiện chung của hợp đồng;
d) Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;
đ) Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;
e) Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;
g) Biên bản đàm phán hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng;
h) Các phụ lục của hợp đồng;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
3. Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng do các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận. Trường hợp các bên tham gia hợp đồng không thỏa thuận thì áp dụng theo thứ tự quy định tại khoản 2 điều này.
Như vậy, các chỉ dẫn kỹ thuật là một trong những tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng
Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện khi chỉ dẫn kỹ thuật quy định đúng không?
Theo Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.
...
Như vậy, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
- Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
- Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
- Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
- Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
- Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.
Do đó, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong trường hợp được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật hoặc trong các trường hợp nêu trên.
Xem thêm: Nội dung thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng, bến thủy nội địa gồm những nội dung gì?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập của người nộp thuế thì có được tính vào chi phí được trừ?
- Xem Táo quân 2025 tại kênh nào? Lịch phát sóng Táo quân 2025 ra sao? Táo quân 2025 diễn ra lúc mấy giờ?
- Đánh bài tiến lên là gì? Tứ quý là gì? Ba đôi thông là gì? Cách đánh bài tiến lên? Đánh bài tiến lên Tết Âm lịch Ất Tỵ có bị xử phạt?
- Ngày 26 tháng 1 là ngày gì? Ngày 26 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 26 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Xì dách là gì? Kéo xì dách là gì? Ngũ linh là gì? Cách chơi bài xì dách? Chơi bài xì dách Tết Ất Tỵ ăn tiền có bị xử phạt?