Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có nhiệm vụ gì?
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức trực thuộc cơ quan nào?
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? (Hình từ internet)
Theo Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BKHCN quy định như sau:
Vị trí, chức năng
1. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) là tổ chức trực thuộc Sở, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Căn cứ trên quy định Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có chức năng:
- Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;
- Quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-BKHCN quy định Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có những nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quy định tại khoản 10 Điều 2 của Thông tư này, cụ thể như sau:
1. Nghiên cứu, xây dựng trình Giám đốc Sở để trình cấp có thẩm quyền dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản triển khai thực hiện cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương.
2. Trình Giám đốc Sở ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu Giám đốc Sở trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về phát triển hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, thử nghiệm, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, quy hoạch, kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quản lý đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
4. Thực hiện việc khảo sát chất lượng trên địa bàn địa phương và cảnh báo cho các cơ quan chuyên môn tại địa phương về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5. Tổ chức triển khai các công việc theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành: kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa: tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; cử cán bộ phối hợp hoặc tham gia các đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Thanh tra Sở khi được đề nghị.
6. Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại địa phương theo phân cấp hoặc ủy quyền của Giám đốc Sở:
a) Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại địa phương;
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo về việc xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng và nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị.
7. Tập huấn, đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tư vấn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tổ chức nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
8. Quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tổ chức việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.
9. Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn, bản công bố hợp quy, bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, bản công bố sử dụng dấu định lượng và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của pháp luật; cấp giấy chứng nhận, giấy xác nhận, giấy phép trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo quy định của pháp luật, theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy quan nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Cơ quan nào có quyền tiếp nhận bán công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương?
Theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BKHCN quy định quyền hạn của Sở Khoa học và công nghệ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng như sau:
10. Về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng
...
d) Tiếp nhận bán công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương; tiếp nhận bán công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (hàng hóa nhóm 2) thuộc phạm vi quản lý; tiếp nhận bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu trong lĩnh vực được phân công; tư vấn đăng ký mã số mã vạch theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương;
...
Như vậy, Sở Khoa học và công nghệ là cơ quan chuyên môn có quyền tiếp nhận bán công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?