Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có chức năng gì? Lãnh đạo Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ gồm những ai?
- Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có chức năng gì?
- Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư?
- Lãnh đạo Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ gồm những ai?
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có chức năng gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1234/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về vị trí, chức năng như sau:
Vị trí, chức năng
1. Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ là tổ chức thuộc Cục Đường bộ Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cục trưởng) thực hiện quản lý và thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cục); thực hiện nhiệm vụ cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp, uỷ quyền của Cục trưởng.
2. Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cục trưởng) thực hiện quản lý và thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cục);
Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp, uỷ quyền của Cục trưởng.
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ (Hình từ Internet)
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư?
Căn cứ tại khỏan 7 Điều 2 Quyết định 1234/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
…
7. Về công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Cục làm chủ đầu tư:
a) Thẩm định trình Cục trưởng phê duyệt thiết kế, dự toán triển khai sau thiết kế cơ sở;
b) Kiểm tra, theo dõi và đôn đốc các Ban Quản lý dự án trong quá trình triển khai thực hiện dự án, bao gồm: phối hợp với địa phương về công tác giải phóng mặt bằng; quản lý thi công, chất lượng, tiến độ, giá thành công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và xử lý sự cố công trình xây dựng;
c) Thực hiện kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện dự án.
8. Phê duyệt một số nội dung theo phân cấp, uỷ quyền của Cục trưởng đối với các dự án đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Cục làm chủ đầu tư.
9. Phối hợp với các phòng tham mưu thuộc Cục để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức đối tác công tư (PPP) thuộc phạm vi quản lý của Cục.
…
Theo đó, trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư thì Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thẩm định trình Cục trưởng phê duyệt thiết kế, dự toán triển khai sau thiết kế cơ sở;
- Kiểm tra, theo dõi và đôn đốc các Ban Quản lý dự án trong quá trình triển khai thực hiện dự án, bao gồm: phối hợp với địa phương về công tác giải phóng mặt bằng; quản lý thi công, chất lượng, tiến độ, giá thành công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và xử lý sự cố công trình xây dựng;
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện dự án
Lãnh đạo Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 1234/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về Lãnh đạo Chi cục như sau:
Lãnh đạo Chi cục
1. Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có Chi Cục trưởng và các Phó Chi Cục trưởng.
Số lượng Phó Chi Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chi Cục trưởng do Cục trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật. Phó Chi Cục trưởng do Cục trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Chi Cục trưởng.
2. Chi Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ. Phó Chi Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động các chức danh lãnh đạo thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Cục trưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì lãnh đạo Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ gồm có Chi Cục trưởng và các Phó Chi Cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?