Chi cục Kiểm lâm có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can không? Quyết định khởi tố bị can phải có những nội dung gì?
Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
"Điều 179. Khởi tố bị can
1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can."
Theo đó, khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
Chi cục Kiểm lâm có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can không?
Tại khoản 3 Điều 9 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra:
"Điều 9. Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
...
3. Các cơ quan của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Kiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Hạt Kiểm lâm."
Căn cứ theo Điều 34 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Kiểm lâm như sau:
"Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Kiểm lâm
1. Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các Điều 232, 243, 244, 245, 313 và 345 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp Điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc Điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
2. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc Điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động Điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
3. Khi được phân công Điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có quyền áp dụng các biện pháp Điều tra quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình."
Theo đó, các cơ quan của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Kiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Hạt Kiểm lâm.
Như vậy, đối với một số tội phạm cụ thể được quy định nêu trên thì Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm được quyền khởi tố bị can.
Quyết định khởi tố bị can (Hình từ Internet)
Quyết định khởi tố bị can phải có những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
"Điều 179. Khởi tố bị can
...
2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng."
Quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ những nội dung theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?