Chi cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng, khai thác cảng cạn?
Chi cục Hàng hải Việt Nam thực hiện những chức năng gì?
Chức năng của Chi cục Hàng hải Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 732/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Chi cục Hàng hải Việt Nam là cơ quan trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quản lý nhà nước và thực thi quy định của pháp luật về hàng hải.
2. Chi cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
3. Chi cục Hàng hải Việt Nam gồm có:
a) Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hải Phòng (tên giao dịch viết bằng tiếng Anh là Branch of Viet Nam Maritime Administration in Hai Phong City).
b) Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh (tên giao dịch viết bằng tiếng Anh là Branch of Viet Nam Maritime Administration in Ho Chi Minh City).
Theo đó, Chi cục Hàng hải Việt Nam là cơ quan trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quản lý nhà nước và thực thi quy định của pháp luật về hàng hải.
Chi cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng, khai thác cảng cạn? (Hình từ Internet)
Chi cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng, khai thác cảng cạn?
Nhiệm vụ của Chi cục Hàng hải Việt Nam được quy định tại khoản 7 Điều 2 Quyết định 732/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thực hiện đăng ký thuyền viên, đăng ký tàu biển, xóa đăng ký tàu biển, cấp các giấy tờ, tài liệu liên quan đến thuyền viên và tàu biển theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện thu và cấp giấy chứng nhận Hội phí IMO theo quy định.
3. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, các chương trình dự án quốc gia, các đề án phát triển thuộc ngành hàng hải.
4. Tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và tham gia tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hàng hải đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hàng hải.
5. Tham gia giám sát việc thực hiện niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa công - te - nơ bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển theo quy định.
6. Phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng đối với phương tiện thủy nội địa rời bến cảng biển theo quy định.
7. Về tổ chức quản lý đầu tư xây dựng, khai thác cảng cạn
a) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng, khai thác đối với cảng cạn được giao theo quy định;
b) Tham gia thẩm định việc chuyển đổi điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu thành cảng cạn theo quy định của pháp luật.
8. Tham mưu, đề xuất các giải pháp tăng cường kết nối các phương thức vận tải với cảng biển.
9. Thực hiện cấp mới, cấp lại và thu hồi giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên theo quy định của pháp luật.
10. Phối hợp với các Hiệp hội chuyên ngành thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động chuyên ngành hàng hải tại khu vực, đề xuất cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và giải pháp quản lý nhà nước về nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước của Cục Hàng hải Việt Nam.
...
Theo đó, trong công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng, khai thác cảng cạn, Chi cục Hàng hải Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng, khai thác đối với cảng cạn được giao theo quy định;
- Tham gia thẩm định việc chuyển đổi điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu thành cảng cạn theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hàng hải Việt Nam như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hàng hải Việt Nam quy định tại Điều 3 Quyết định 732/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Các tổ chức giúp việc Chi cục trưởng
a) Phòng Hành chính - Tổng hợp;
b) Phòng Nghiệp vụ hàng hải.
2. Chi cục trưởng Chi cục Hàng hải Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức giúp việc Chi cục trưởng.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Chi cục Hàng hải Việt Nam như sau:
- Các tổ chức giúp việc Chi cục trưởng
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp;
+ Phòng Nghiệp vụ hàng hải.
- Chi cục trưởng Chi cục Hàng hải Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức giúp việc Chi cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?