Chỉ có những đô thị loại đặc biệt, loại 1, 2, 3 mới phải dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội thôi đúng không?
Chỉ có những đô thị loại đặc biệt, loại 1, 2, 3 mới phải dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội thôi đúng không?
Chỉ có những đô thị loại đặc biệt, loại 1, 2, 3 mới phải dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội thôi đúng không, thì căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
Xác định quỹ đất cho phát triển nhà ở
1. Khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp); quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, trường dạy nghề, trừ viện nghiên cứu khoa học, trường phổ thông dân tộc nội trú công lập trên địa bàn (sau đây gọi chung là khu nghiên cứu đào tạo), cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất xây dựng nhà ở trong quy hoạch.
2. Tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3 thì chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ. Đối với các loại đô thị còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để yêu cầu chủ đầu tư phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội.
Và căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xác định quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội
1. Tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng nông thôn; quy hoạch phát triển khu công nghiệp; quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, trường dạy nghề (trừ viện nghiên cứu khoa học, trường phổ thông dân tộc nội trú công lập trên địa bàn), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm căn cứ vào nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt để bố trí đủ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội; chỉ đạo cơ quan chức năng xác định cụ thể vị trí, địa điểm, quy mô diện tích đất của từng dự án xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nhà ở xã hội.
...
Do đó, ngoài những đô thị đặc biệt, loại 1, 2, 3 phải dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội thì đối với các loại đô thị còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để yêu cầu chủ đầu tư phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội (Hình từ Internet)
Đô thị loại đặc biệt phải có quy mô dân số và mật độ dân số là bao nhiêu?
Đô thị loại đặc biệt phải có quy mô dân số và mật độ dân số theo Điều 3 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 như sau:
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên.
- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên.
Ai có thẩm quyền công nhận kết quả rà soát tiêu chí phân loại đô thị loại đặc biệt?
Thì theo Điều 13 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 thì:
Lập, thẩm định báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị, báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
...
9. Thẩm quyền công nhận kết quả rà soát tiêu chí phân loại đô thị, công nhận đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ có văn bản công nhận kết quả rà soát tiêu chí phân loại đô thị đối với đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II;
b) Bộ trưởng Bộ Xây dựng có văn bản công nhận kết quả rà soát tiêu chí phân loại đô thị đối với đô thị loại III, loại IV; quyết định công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, phường đạt các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị;
c) Người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản này xem xét, ban hành văn bản, quyết định công nhận trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định và hồ sơ báo cáo đã được hoàn thiện theo kết quả thẩm định. Trường hợp người có thẩm quyền không công nhận kết quả rà soát, đánh giá hoặc nhận thấy có yếu tố phát sinh có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng các tiêu chí phân loại đô thị cần thực hiện đánh giá, phân loại lại đô thị thì Bộ Xây dựng có văn bản nêu rõ lý do, thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã trình báo cáo.
...
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có văn bản công nhận kết quả rà soát tiêu chí phân loại đô thị đối với đô thị loại đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?