Chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ được quy định thế nào?
- Chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ được quy định thế nào?
- Chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ có nhiệm vụ gì trong công tác lãnh đạo cán bộ?
- Mối quan hệ của chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ với hội đồng quản trị, chủ tịch công ty tại doanh nghiệp?
Chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ được quy định thế nào?
Chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quy định 47-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Điều 1. Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp là hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ, đảng viên, người lao động và tuyên truyền, vận động các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ công ty và các quy chế, quy định của doanh nghiệp; tham gia xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, cổ đông và người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh.
Theo đó, Chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ là hạt nhân chính trị có chức năng:
- Lãnh đạo cán bộ, đảng viên, người lao động và tuyên truyền, vận động các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ công ty và các quy chế, quy định của doanh nghiệp.
- Tham gia xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, cổ đông và người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ;
- Xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh.
Chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ có nhiệm vụ gì trong công tác lãnh đạo cán bộ?
Theo Điều 2 Quy định 47-QĐ/TW năm 2021 quy định nhiệm vụ của Chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ trong công tác lãnh đạo cán bộ như sau:
- Căn cứ vào điều lệ công ty và các quy chế, quy định của doanh nghiệp, đảng ủy, chi bộ cơ sở thông qua cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để nắm tình hình, chủ động tham gia với hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc) trong việc xây dựng nghị quyết về chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đảng ủy, chi bộ cơ sở lãnh đạo đảng viên, quần chúng:
+ Thực hiện hiệu quả nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị (hội đồng thành viên) và các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước, doanh nghiệp;
+ Hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, cổ đông và người lao động;
+ Ngăn ngừa, đấu tranh đối với những biểu hiện vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, cổ đông và người lao động.
Lãnh đạo, vận động các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
- Đảng ủy, chi bộ cơ sở chủ động trao đổi, thống nhất với hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc) trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Mối quan hệ của chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ với hội đồng quản trị, chủ tịch công ty tại doanh nghiệp?
Theo Điều 7 Quy định 47-QĐ/TW năm 2021 quy định mối quan hệ của chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ với hội đồng quản trị, chủ tịch công ty tại doanh nghiệp như sau:
- Chi bộ, cấp ủy lãnh đạo tạo sự đồng thuận trong doanh nghiệp để hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc), người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao.
Cấp ủy chủ động phối hợp với hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc) trong xây dựng và lãnh đạo thực hiện điều lệ công ty, các quy định, quy chế phối hợp, trong đó xác định rõ mối quan hệ công tác, bảo đảm vai trò lãnh đạo chính trị của tổ chức đảng, chức năng quản lý của hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), sự chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành sản xuất, kinh doanh của tổng giám đốc (giám đốc) và chức năng tập hợp, vận động, giáo dục quần chúng của các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp.
- Hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc) có trách nhiệm tạo điều kiện và bảo đảm để đảng bộ, chi bộ hoạt động theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy định này.
- Định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm), hoặc khi có yêu cầu: Cấp ủy có trách nhiệm trao đổi với hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), tổng giám đốc (giám đốc) về việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của tổ chức đảng; ý kiến của cán bộ, đảng viên, người lao động về việc thực hiện nhiệm vụ và các chính sách, chế độ trong doanh nghiệp.
- Hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc) có trách nhiệm trao đổi với cấp ủy về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, công tác tổ chức, cán bộ của doanh nghiệp và phương hướng, nhiệm vụ sắp tới để cấp ủy hoặc đảng bộ, chi bộ thảo luận, ra nghị quyết lãnh đạo đảng viên, người lao động thực hiện.
- Đảng viên là thành viên hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc) phải báo cáo với cấp ủy về những nội dung trên để cấp ủy lãnh đạo thực hiện.
- Cấp ủy tôn trọng các quyết định của hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc) theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty và các quy chế, quy định của doanh nghiệp;
Khi thấy quyết định chưa đúng thì trao đổi với hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc), nếu không thống nhất thì báo cáo lên cấp ủy cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (quản lý vốn, cấp phép và đăng ký kinh doanh, thuế, bảo hiểm) để xem xét, giải quyết.
- Bí thư đảng ủy, chi bộ phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên về tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp;
Chủ tịch hội đồng quản trị (hội đồng thành viên) chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức đảng (nếu là đảng viên) khi để xảy ra vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong doanh nghiệp.
- Căn cứ nội dung Quy định này, cấp ủy, hội đồng quản trị (hội đồng thành viên) chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc) trong doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng quy chế phối hợp cụ thể để thực hiện trong doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?