Chênh lệch đánh giá lại tài sản là gì? Việc đánh giá chênh lệch khi kiểm kê tài sản được quy định như thế nào?
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản là gì? Việc đánh giá chênh lệch khi kiểm kê tài sản được quy định như thế nào?
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản được hạch toán thông qua tài khoản kế toán gì?
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán thể hiện số chênh lệch đánh giá lại tài sản được quy định ra sao?
Chênh lệch đánh giá lại tài sản là gì? Việc đánh giá chênh lệch khi kiểm kê tài sản được quy định như thế nào?
Hiện nay, pháp luật về kế toán cũng như các văn bản liên quan không giải thích thế nào là chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Tuy nhiên, chênh lệch đánh giá lại tài sản có thể được hiểu là việc tăng nguyên giá hay giảm nguyên giá của tất cả khoản tài sản ở doanh nghiệp bằng ngoại tế thay đổi theo từng thời kỳ so với tỷ giá.
Dẫn chiếu đến Điều 40 Luật Kế toán 2015 quy định kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
Cũng theo quy định này thì đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
- Cuối kỳ kế toán năm;
- Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
- Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
- Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
- Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
Lưu ý: Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Chênh lệch đánh giá lại tài sản là gì? Việc đánh giá chênh lệch khi kiểm kê tài sản được quy định như thế nào? (hình từ internet)
Chênh lệch đánh giá lại tài sản được hạch toán thông qua tài khoản kế toán gì?
Chênh lệch đánh giá lại tài sản được quy định tại Điều 68 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở doanh nghiệp. Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, bất động sản đầu tư, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật tư, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, sản phẩm dở dang...
b) Chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh vào tài khoản này trong các trường hợp sau:
- Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản;
- Khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
c) Tài khoản này không phản ánh số chênh lệch đánh giá lại khi đưa tài sản đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, thay đổi hình thức sở hữu. Khoản chênh lệch đánh giá lại trong các trường hợp này được phản ánh vào TK 711 – Thu nhập khác (nếu là lãi) hoặc TK 811 – Chi phí khác (nếu là lỗ).
d) Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định, Hội đồng định giá tài sản hoặc cơ quan thẩm định giá chuyên nghiệp xác định.
đ) Số chênh lệch giá do đánh giá lại tài sản được hạch toán và xử lý theo pháp luật hiện hành.
...
Theo đó, chênh lệch đánh giá lại tài sản được hạch toán thông qua Tài khoản 412. Cụ thể, Tài khoản 412 dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở doanh nghiệp.
Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là tài sản cố định, bất động sản đầu tư, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật tư, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, sản phẩm dở dang...
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán thể hiện số chênh lệch đánh giá lại tài sản được quy định ra sao?
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán thể hiện số chênh lệch đánh giá lại tài sản được quy định tại Điều 68 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Bên Nợ:
- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản;
- Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản.
Bên Có:
- Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản;
- Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.
Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản, có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có:
Số dư bên Nợ: Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.
Số dư bên Có: Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.
...
Như vậy, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán thể hiện số chênh lệch đánh giá lại tài sản được quy định như sau:
Bên Nợ:
- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản;
- Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản.
Bên Có:
- Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản;
- Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.
Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản, có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có:
Số dư bên Nợ: Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.
Số dư bên Có: Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?