Chê người khác lùn bị phạt bao nhiêu tiền? Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng hay không?
Chê người khác lùn phạt bao nhiêu tiền?
Ngoại hình chính là yếu tố quan trọng của mỗi con người. Trong cuộc sống hằng ngày không thể tránh khỏi những lời vui đùa của bạn bè, người thân thường trêu ghẹo theo hướng vô hại, những lời buông đùa như chê người khác béo, gầy, xấu hoặc lùn.
Việc trêu đùa này tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể dẫn đến hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân có hành vi chê người khác lùn tại nơi công cộng (có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác) thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Trường hợp cá nhân có hành vi chê người khác lùn thông qua các kênh mạng xã hội, làm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 105/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP).
Người có hành vi chê người khác lùn có phải bồi thường cho người bị xúc phạm danh dự không?
Căn cứ Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo đó, người xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Thiệt hại của cá nhân về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị khi bị người khác chê lùn được xác định dựa trên quy định tại Điều 9 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
(1) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm:
- Chi phí cần thiết cho việc thu hồi, xóa bỏ vật phẩm, ấn phẩm, dữ liệu có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại;
- Chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;
- Tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại chi trả để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
(2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được xác định như sau:
- Trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó;
- Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP.
Chê người khác lùn bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Chê người khác lùn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng hay không?
Trường hợp cá nhân có hành vi chê người khác lùn mà gây hậu quả nghiêm trọng như khiến người đó rối loạn tâm thần hay tự sát,...thì cá nhân đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì phải chịu mức phạt như sau:
(1) Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
(2) Bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu thuộc các trường hợp:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu thuộc các trường hợp:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?