Chế độ thai sản cho nam chiến sĩ công an nhân dân quy định như thế nào? Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của nam chiến sĩ công an nhân dân bao gồm những gì?
Chế độ thai sản cho nam chiến sĩ công an nhân dân quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
...
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
Đồng thời, tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định đối tượng áp dụng chế độ thai sản như sau:
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Như vậy, nếu trường hợp chiến sĩ công an nhân dân thuộc đối tượng quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 2 nêu trên thì sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Cụ thể, về chế độ thai sản cho lao động nam khi có vợ sinh con: (vợ đủ điều kiện hưởng thì chồng vẫn hưởng bình thường, đây là chế độ của chồng) - đây là quy định áp dụng chung tất cả các trường hợp, bao gồm cả công an thỏa điều kiện nêu trên.
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chỉ cần chồng đang tham gia đóng BHXH có vợ sinh con thì sẽ được hưởng chế độ như sau:
Trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh được nghỉ:
+ 05 ngày làm việc nếu vợ sinh thường;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
Chế độ thai sản cho nam chiến sĩ công an nhân dân quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức hưởng chế độ trong thời gian nghỉ thai sản của nam chiến sĩ công an nhân dân là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH) thì mức hưởng chế độ trong thời gian nghỉ thai sản như sau:
Mức hưởng = 100% X (Mbqtl : 24) X Số ngày được nghỉ
**Mbqtl: Mức bình quân tiền lương
Trong đó:
- Trường hợp đã đóng BHXH từ 6 tháng trở lên tính tới thời điểm sinh con thì Mbqtl bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ.
- Trường hợp đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì Mbqtl bằng mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.
Bên cạnh đó, nếu người chồng đáp ứng thêm điều kiện: đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con và vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì sẽ được hưởng thêm trợ cấp một lần (trường hợp vợ đủ điều kiện hưởng trợ cấp một lần thì chồng không được hưởng thêm khoản này)
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định: Mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Theo đó, số tiền trợ cấp được hưởng sẽ là 3.600.000 đồng (2 lần mức lương cơ sở) cho mỗi con.
Trước đây, mức trợ cấp căn cứ theo quy định về tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) thì mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng.
Như vậy, số tiền trợ cấp được hưởng sẽ là 2.980.000 đồng (2 lần mức lương cơ sở) cho mỗi con.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của nam chiến sĩ công an nhân dân bao gồm những gì?
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nam theo quy định tại Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 bao gồm:
(1) Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập (ban hành kèm theo Quyết định này);
(2) Bản sao giấy chứng sinh (GCS) hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà GCS không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
* Thời hạn nộp hồ sơ:
- Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.
- Đơn vị trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.
Tức là trong vòng 55 ngày kể từ ngày NLĐ nam đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan BHXH, quá hạn sẽ không được giải quyết.
Người chồng sau khi nghỉ thai sản theo quy định thì khi quay trở lại làm việc liên hệ với đơn vị mình để làm hồ sơ giải quyết chế độ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?